Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè| Cẩm nang sức khỏe cho bé

Vào đầu hè, thời tiết thường nóng bức khó chịu. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi. Dưới đây là các cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè, bố mẹ cùng tham khảo ngay nhé!

Mục lục

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ vào mùa hè

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rôm sảy ở trẻ

Thời tiết mùa hè thường nóng bức, khó chịu, dễ gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và những đốt mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Nếu không được chăm sóc, nhất là vấn đề vệ sinh ngoài da hay tắm cho bé tại nhà kém, rôm sảy sẽ phát triển thành các loại mụn mủ, mụn nhọt, dẫn đến tình trạng bé dễ bị viêm da mãn tính. Thậm chí có nhiều trường hợp, bệnh phát triển nặng dẫn đến trẻ nhỏ bị viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.

Cách phòng tránh bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ vào mùa hè

Việc vệ sinh hàng ngày và tắm cho bé là cách phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ vào mùa hè. Với những bé mới sinh, nếu không có kỹ thuật tắm bé tại nhà đúng cách, khoa học sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như: viêm da, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng máu… Vì thế, các mẹ có thể tham khảo dịch vụ tắm bé tại nhà ở các Spa chăm sóc bầu, Spa chăm sóc sau sinh, Spa chăm sóc bé.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm bé tại nhà vào mùa hè đúng cách, khoa học.

Tại Spa chăm sóc mẹ và bé sẽ có đội ngũ chuyên viên là ý tá, nữ hộ sinh, điều dưỡng có kinh nghiệm, chuyên môn trong việc tắm bé. Như thế sẽ đảm bảo vừa vệ sinh cơ thể của bé luôn được sạch sẽ, thoải mái giúp bé ngừa bệnh rôm sảy, ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn. Các mẹ có thể tham khảo dịch vụ tắm bé tại nhà của Bảo Hà Spa rất tốt.

Ngoài ra với những bé trên 1 tuổi, các mẹ có thể kết hợp đun nước tắm từ lá rau diếp cá, lá kinh giới tắm cho bé trong mùa hè. Đây là cách vừa phòng tránh lại vừa chữa bệnh rôm sảy cho trẻ cực hiệu quả vào mùa hè.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè| Cẩm nang sức khỏe cho bé
Để phòng ngừa bệnh rôm sảy cho trẻ vào mùa hè, các mẹ nên vệ sinh và tắm sạch sẽ cho con hàng ngày.

Đặc biệt các mẹ cũng cần lưu ý, không tự tiện bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt lỗ chân lông, tắt đường thoát mồ hôi dẫn đến ứ đọng mồ hôi trên cơ thể của bé. Như vậy, sẽ khiến tình trạng bệnh rôm sảy phát triển nặng thêm. Thay vào đó, mẹ hãy đưa trẻ đến những nơi thoáng mát, rồi lau khô mồ hôi, tắm và thay quần áo sạch sẽ, khô ráo và cho con uống nhiều nước hơn so với bình thường.

Dịch vụ tắm bé tại nhà, tắm trẻ sơ sinh sạch sẽ nhẹ nhàng từ tay chuyên gia Bảo Hà Spa:

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ trong mùa hè

Nguyên nhân xuất hiện bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ vào mùa hè

Tiêu chảy vốn là bệnh thường xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra phổ biến nhất vào mùa hè và 80% là gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bởi, do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. Lại thêm, mùa hè môi trường nóng bực, rất thuận lợi cho ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, hoa quả không sạch… Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường đi kèm với các triệu chứng sau: số lần đi đại tiện của con nhiều (từ 7-10 lần/ngày), đau bụng, buồn nôn hay nôn.

Thêm một nguyên nhân điển hình nữa dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ vào mùa hè là do lối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thụ chất dinh dưỡng, bị dị ứng thức ăn, dị ứng sữa mẹ. Hoặc do mẹ sử dụng quá nhiều loại thực phẩm có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho con bú.

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ vào mùa hè

Đối với trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú mẹ, không cần bổ sung thêm cho con quá nhiều loại thức ăn khác. Bởi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và tốt nhất cho con. Nếu trẻ một ngày đi ngoài từ 3-5 lần, phân có nước, phân hoa cà hoặc hoa cải thì cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng cách, khoa học nhất là đưa bé đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để bác sĩ thăm khám và chữa trị.

Nhiều mẹ, khi thấy con bị tiêu chảy sẽ nghĩ đến việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay men tiêu hóa vi sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần phải đảm bảo đã được sự cho phép từ bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè| Cẩm nang sức khỏe cho bé
Khi thấy con có các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy vào mùa hè mẹ tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bệnh chân tay miệng của trẻ sơ sinh vào mùa hè

Nguyên nhân phát bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh chân tay miệng là một trong những căn bệnh điển hình thường gặp ở trẻ sơ sinh vào mùa hè. Loại bệnh này do virus đường ruột Ente’virus (E71) và virus Coxcakieruses gây nên. Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh vào mùa hè thường lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, từ người này sang người khác, đặc biệt là trong các đợt dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Nếu không kịp chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh rất dễ dẫn đến biến chứng thành viêm não, thậm chí là tử vong.

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

  • Ban đầu, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, đau miệng, chảy nước miếng, quấy khoác, bỏ bú và biếng ăn hơn so với bình thường
  • Khoang miệng của trẻ cũng xuất hiện các vết loét đỏ như vết lở miệng. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi và lưỡi.
  • Xung quanh lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ xuất hiện những vết phát ban dạng phỏng nước, vết nổi cộm.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ vào mùa hè – Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Hiện tại chưa có vắc xin để tiêm phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ sơ sinh. Vậy nên nếu các mẹ thấy bé có những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng hoặc bé bị sốt hơn 39 độ C và kèm theo những triệu chứng như quấy khóc, khó ngủ hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng trẻ lại giật mình và giơ hai tay lên thì mẹ cần cho trẻ đến ngay bệnh viện để khám bác sĩ. Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh sẽ tái phát nặng hơn, trẻ sơ sinh lúc này sẽ lừ đừ, run chi, rung giật cơ, trợn mắt, tim nhanh, thở nhanh, mạch chạy nhanh và có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, thậm chí là tử vong.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè| Cẩm nang sức khỏe cho bé
Bệnh chân tay miệng ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

Bệnh dịch sởi ở trẻ nhỏ trong mùa hè

Nguyên nhân gây bệnh dịch sởi ở trẻ nhỏ vào mùa hè

Sởi cũng là một trong số các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè các mẹ cần đặc biệt chú ý. Bệnh sởi ở trẻ nhỏ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virus sởi gây nên. Bệnh lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh dịch sởi ở trẻ nhỏ

Giai đoạn ủ bệnh sởi: 10-12 ngày sau khi nhiễm virus. Lúc này, bé sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn và biếng chơi.
Giai đoạn khởi phát bệnh sởi: Trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn, sẽ sốt từ 38,5 – 40 độ C. Trẻ dễ quấy khóc, hay hắt hơi, ho khan, sổ mũi và người lả đi. Đặc biệt, trong giai đoạn khởi phát bệnh sởi này, trẻ dưới 1 tuổi còn có các triệu chứng sau:

  • Trẻ ăn vào và dễ bị nôn, trớ ra ngoài hay tiêu chảy
  • Trẻ có hiện tượng xuất hiện niêm mạc
  • Mắt trẻ có hiện tượng phù mí, chảy nước mắt, sợ ánh sáng
  • Trên khuôn mặt trẻ xuất hiện các nốt hồng ban li ti, chấm trắng, nhỏ

Giai đoạn toàn phát bệnh sởi: Lúc này, bé sẽ sốt cao từ 39-40 độ, kèm theo co giật, mê sảng và phát ban nốt mụn rầm rộ quanh người. Tại những vị trí có màu đỏ hoặc đỏ tía, cảm giác sẽ rất sần, xuất hiện từng mảng hình bầu dục. Trong giai đoạn toàn phát bệnh này, thứ tự phát ban trên người trẻ như sau:

  • Ngày thứ nhất: Trẻ sẽ xuất hiện phát ban ở chân tóc, sau gáy, má đầu, mặt và cổ
  • Ngày thứ hai: Trẻ sẽ phát ban xuống ngực, hai tay
  • Ngày thứ ba: Trẻ sẽ phát ban xuống bụng, hai chân

Cách phòng tránh bệnh dịch sởi ở trẻ nhỏ

  • Đưa bé đi tiêm phòng bệnh dịch sởi đúng lịch phòng vắc xin sởi: mũi đầu tiên phòng bệnh sởi lúc bé được 9 tháng tuổi, mũi tiếp theo là 18 tháng.
  • Vệ sinh thân thể, tắm cho bé sạch sẽ để tránh mắc phải một số bệnh về đường hô hấp
Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè| Cẩm nang sức khỏe cho bé
Mẹ nên cho con đi tiêm phòng vắc xin phòng sởi ngay khi con được 9 tháng tuổi.

Trẻ nhỏ với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh điển hình hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Bệnh do muỗi đốt mang virus gây nên. Khi bị bệnh sốt xuất huyết, dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Lúc này, trẻ không bị ho cũng không bị tiêu chảy mà không sổ mũi. Trên người của bé cũng nổi những nốt xuất huyết, thường ở cánh tay và cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ và giống như vết muối cắn.

Ngoài ra, khi xuất hiện bệnh sốt xuất huyết trẻ cũng có những dấu hiệu như đau bụng ở hạ sườn bên phải do gan to lên. Hoặc có những bé bị chảy máu cam, nôn và đi ngoài ra máu. Một trường hợp trẻ bị bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè có thể bị trụy tim mạch: chân tay lạnh, người lừ đừ, mệt. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè| Cẩm nang sức khỏe cho bé
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh điển hình hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè.

Hướng dẫn cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ vào mùa hè

  • Khi ngủ hãy mắc màn cẩn thận để muỗi không bay vào. Vệ sinh giường của trẻ thường xuyên.
  • Thường xuyên tắm, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé
  • Kiểm tra thân nhiệt và liên tục theo dõi tình hình sức khỏe của bé
  • Cho bé ăn các loại cháo lỏng, uống sữa hoặc soup
  • Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết gia đình cần mang trẻ đến các trạm ý tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ khi bị sốt xuất huyết mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng Aspirin và Ibuprofen vì đây là 2 loại thuốc dễ gây viêm dạ dày, giảm kết tụ tiểu cầu và gây nên hội chứng Reye ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra để ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ vào mùa hè, các mẹ nên thường xuyên dọn dẹp lại nhà cửa thật sạch sẽ ở những vị trí gần gầm bàn, kệ sách, gầm tủ để muỗi không có nơi ẩn trú và phát triển. Sử dụng bình diệt muỗi, thuốc diệt muỗi 1 tuần/lần. Với những gia đình có bể chứa nước lớn – nơi sinh sản của muỗi, bọ gậy thì nên đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước hoặc thả cá bả màu vào để diệt bọ gậy. Đồng thời, mẹ nên thu gom các loại rác, vật dụng phế thải trong nhà hoặc xung quanh các thùng chứa nước (nhất là ngày sau mưa) để muỗi, bọ gậy không thể phát triển được.

Bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh vào mùa hè

Nguyên nhân phát bệnh về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm đường hô hấp được chia thành 2 loại chính: viêm đường hô hấp cấp tính và viêm đường hô hấp trên mãn tính. Bệnh về đường hô hấp xảy ra ở trẻ nhỏ chủ yếu vào mùa hè, khi thời tiết đổi từ lạnh sang nóng, uống quá nhiều nước lạnh, nước đá, kèm theo nằm/ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa.

Viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ không đơn thuần chỉ là một bệnh mà còn bao gồm nhiều tổ hợp bệnh như: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù được chia thành nhiều bệnh về đường hô hấp đơn lẻ, song dấu hiệu chung của bệnh dễ nhân thấy là: sốt cao, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, khan tiếng, tắc mũi…

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè| Cẩm nang sức khỏe cho bé
Bệnh viêm đường hô hấp được chia thành 2 loại chính: viêm đường hô hấp cấp tính và viêm đường hô hấp trên mãn tính.

Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ vào mùa hè

  • Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ giúp trẻ giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp, hạn chế tình trạng viêm phổi, giảm bệnh viêm tiểu phế quản và giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
  • Mẹ nên chủ động, tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cúm, phế cầu, hen suyễn cho trẻ vào mùa hè
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá. Bởi khói thuốc là sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp, viêm phổi và viêm tai giữa cho trẻ.
  • Với người lớn, cần rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc trẻ sẽ giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ.

Ngoài những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trên, vào mùa hè vẫn còn một số bệnh khác như ngộ độc thực phẩm, say nắng, rốn lồi, huyết tán,… Chính vì thế, cha mẹ cần chủ động phòng bệnh ngay từ sớm là tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon