Bà bầu có nên ăn vú sữa không? Tác dụng của vú sữa với thai phụ

Bà bầu có nên ăn vú sữa không? Công dụng của vú sữa mang lại như thế nào với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi? Những món ăn ngon từ vú sữa là gì? Tất cả sẽ được Bảo Hà Spa giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Mục lục

Thành phần dinh dưỡng của vú sữa

Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum Cainino, có nguồn gốc ở đảo Antilles và Châu Mỹ nhiệt đới. Đây là loại trái cây có vị ngọt, thơm béo.

Vú sữa cung cấp rất nhiều vitamin, dưỡng chất và các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Đến nay, vú sữa không chỉ dành cho người Việt, mà đã được xuất khẩu sang nhiều nước.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g vú sữa khi dung nạp vào cơ thể:

Bà bầu có nên ăn vú sữa không? Tác dụng của vú sữa với thai phụ

Bà bầu ăn vú sữa được không?

Bà bầu có nên ăn vú sữa không? Theo một số mẹ truyền tai nhau, vú sữa nóng, nhiều nhựa, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi hay co bóp tử cung, sẩy thai. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định và chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh điều này.

Thực tế, quả vú sữa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, kali, magie, sắt, chất xơ và vitamin… Mẹ bầu ăn vú sữa đúng cách không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cực kỳ bổ cho thai nhi.

Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 100g – 200g vú sữa là đủ bổ sung canxi, sắt tự nhiên. Vú sữa hỗ trợ cơ thể mẹ hấp thu được lượng Gluxit tự nhiên – dưỡng chất giúp phục hồi năng lượng, tăng cường tuần hoàn máu cho mẹ và thai nhi.

Xem thêm bài viết: Bà bầu ăn sầu riêng được không? Ăn như thế nào đúng cách

Bà bầu nên ăn bao nhiêu vú sữa trong ngày?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày bà bầu chỉ nên ăn từ 100g đến 200g vú sữa là đủ bổ sung thêm sắt, canxi và khoáng chất tự nhiên. Lưu ý không nên ăn nhiều vú sữa trong ngày, bởi quả này có chứa nhiều Ofacrid – hợp chất dễ gây ra tình trạng táo bón thai kỳ.

Bà bầu có nên ăn vú sữa không? Tác dụng của vú sữa với thai phụ
Bà bàu ăn vú sữa được không?

Tác dụng của vú sữa với bà bầu và thai nhi

Biết được bà bầu có nên ăn vú sữa không là một chuyện nhưng không phải ai cũng nắm rõ tác dụng của vú sữa với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà vú sữa mang lại. Cụ thể như sau:

Bổ sung sắt và canxi cho thai phụ

Trong thai kỳ, sắt và canxi là hai chất đặc biệt cần thiết cho mẹ bầu. Khi mẹ bổ sung đầy đủ sắt và canxi giúp thoát khỏi tình trạng thiếu máu, phòng ngừa loãng xương và giúp hệ xương răng của thai nhi phát triển toàn diện.

Theo đó, mỗi qủa vú sữa sẽ cung cấp khoảng 14,65mg canxi, 2,33mg sắt. Do đó, mẹ bầu nên lưu ý bổ sung loại trái cây thơm ngon này vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

Cung cấp vitamin, vi chất và chất chống oxy hóa

Phốt pho, sắt, carbonhydrate, magie protein, năng lượng… có trong vú sữa là những vi chất tốt cho cơ thể. Những chất này sẽ giúp cho cơ thể của mẹ luôn khỏe mạnh, phát triển, phòng chống bệnh còi xương, thiếu máu.

Vú sữa cung cấp một lượng vitamin dồi dào, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, giúp sáng mắt và đẹp da. Ngoài ra, chất chống oxy hóa giúp mẹ bầu ngăn chặn được những bệnh viêm nhiễm.

Tốt cho hệ tiêu hóa bà bầu

Vú sữa chứa nhiều chất xơ và nước. Nhờ đó, loại quả này có thể làm giảm lượng Glucose trong máu. Hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón cho mẹ bầu trong thai kỳ.

Giúp phát triển hệ xương cho thai nhi

Cứ 100g thịt vú sữa thì có tới 18 mg canxi. Mỗi quả vú sữa đáp ứng đến 10% nhu cầu canxi mỗi người trong ngày. Lượng canxi tự nhiên đặc biệt tốt cho xương, giúp hệ xương của thai nhi phát triển tốt.

Bà bầu ăn vú sữa thường xuyên cũng chính là giúp cơ thể của mình không bị thiếu hụt canxi, phòng chống bệnh loãng xương.

Hỗ trợ làm đẹp da và giữ dáng thai kỳ

Bà bầu có nên ăn vú sữa? Vú sữa có tác dụng làm đẹp da và giữ dáng hiệu quả. Bởi loại quả này cung cấp nhiều vitamin C, vitamin B1, B2 và vitamin A.

Khi ăn vú sữa, bà bầu sẽ cảm giác rất nhanh no. Vú sữa đặc biệt thích hợp với những mẹ bầu không muốn tăng cân quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và sự phát triển của thai nhi.

Cung cấp gluxit cho cơ thể

Gluxid có chức năng chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Gluxid trong vú sữa giúp đảm bảo hoạt động bình thường của tế bào thần kinh.

Lượng kali trong trái này giúp ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của natri lên cơ thể. Nhờ đó, giúp bà bầu kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Trong vú sữa cũng chứa nhiều vitamin A, tốt cho sức khỏe của đôi mắt.

Bà bầu có nên ăn vú sữa không? Tác dụng của vú sữa với thai phụ
Vú sữa cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé

Ăn vú sữa cần lưu ý những gì?

Vú sữa tuy có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng cần lưu ý khi sử dụng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Lựa chọn vú sữa chín, không ăn quả xanh có mủ gây khó tiêu và dễ gây ngộ độc.
  • Trong loại quả này, có chứa nhiều ofacrid, đặc biệt phần gần vỏ có mủ nhựa, dễ gây ra tình trạng táo bón.
  • Mẹ bầu dị ứng với vú sữa hoặc cảm thấy khó tiêu khi ăn vú sữa thì nên dừng ăn để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
  • Khi ăn vú sữa trực tiếp, mẹ bầu nên xoa đều và nắn nhẹ cho mềm đều để không bị đọng mủ.
  • Khi quả đã mềm đều và có vết nứt nhỏ thì mẹ tách làm đôi, dùng thìa múc ăn.
  • Bà bầu nên ăn quả vú sữa đúng mùa để tránh ăn phải vú sữa trái mùa dễ bị phun thuốc. Thông thường, vú sữa sẽ chín rộ vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch. 

Cách làm các món ăn ngon từ vú sữa

Ngoài việc ăn vú sữa trực tiếp, mẹ có thể dùng loại quả này để chế biến nhiều món ăn ngon cho cả gia đình. Dưới đây là một vài gợi ý các món ăn ngon từ vú sữa. Cùng tham khảo ngay nhé!

Vú sữa dầm

Nguyên liệu: 1 quả vú sữa, 2 thìa cà phê sữa đặc, nửa ly sữa tươi, 1 thìa cà phê đường

Cách làm: Nạo lấy phần thịt vú sữa. Sau đó trộn đều hết nguyên liệu lên với nhau. Mẹ có thể dùng luôn hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh rồi thưởng thức.

Chè vú sữa

Nguyên liệu: 1 quả vú sữa, hạt lựu, 2 thìa cà phê đường, nước cốt dừa

Cách làm: Vú sữa vần cho mềm rồi bổ đôi, nạo lấy ruột, vắt lấy nước sữa. Trộn đều thịt vú sữa với hạt lựu lượng vừa ăn, đường vào với nhau. Để ngăn mát, đến khi mang ra ăn thì chan nước cốt dừa vào.

Sinh tố vú sữa

Nguyên liệu: 2 quả vú sữa, 100ml sữa tươi, 3 thìa sữa đặc, đá bào.

Cách làm: Sau khi nạo xong thịt vú sữa, hãy cho sữa tươi, thịt vú sữa, sữa đặc, đá bào, sầu riêng, bơ vào máy sinh tố. Tùy theo sở thích mà bạn có thể điều chỉnh hương vị nguyên liệu cho món ngon này. Tiếp đó bạn xay nhuyễn hỗn hợp kể trên và đổ sinh tố vú sữa ra cốc và thưởng thức.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc bà bầu có nên ăn vú sữa không? Để đảm bảo các chất dinh dưỡng, bổ sung vi chất cần thiết cho cơ thể, bà bầu nên ăn vú sữa chín hàng ngày với lượng vừa phải. Điều đó sẽ mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. 

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   

One thought on “Bà bầu có nên ăn vú sữa không? Tác dụng của vú sữa với thai phụ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon