Hướng dẫn tự chăm sóc sau sinh an toàn hiệu quả

Sau sinh chị em sẽ không có nhiều thời gian quan tâm đến bản thân. Bởi, đa phần khoảng thời gian rảnh bạn đều dành hết cho con. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, chỉ khi chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể chăm sóc con tốt nhất. Dưới đây là một vài cách tự chăm sóc bản thân, nhất là khi gia đình không có ông bà và chồng hỗ trợ.

Mục lục

Những cách tự chăm sóc bản thân sau khi sinh

Các mẹ sau sinh hãy cố gắng dành ra vài phút mỗi ngày để tự chăm sóc bản thân mình. Điều đó không chỉ giúp bạn bớt bực bội, cáu kỉnh mà còn bảo vệ chị em khỏi bệnh trầm cảm sau sinh.

Dưới đây là một vài cách chăm sóc bản thân sau sinh mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Cùng tham khảo ngay nhé!

Chăm sóc bản thân về thể chất

Chị em nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế tối đa việc ăn kiêng sau sinh mà bỏ bữa. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa cho con bú. Thêm nữa, mỗi ngày chị em nên dành từ 15-20 để tập thể dục, massage hoặc tìm hiểu về dịch vụ chăm sóc sau sinh, dành 1 buổi/tuần đến Spa chăm sóc, phục hồi sức khỏe sau sinh tốt nhất.

Thường xuyên giao lưu, chia sẻ với các mẹ sau sinh khác

Bạn nên thường xuyên chia sẻ với những người thân trong gia đình về việc chăm sóc con. Hoặc làm quen một vài người bạn mới cũng vừa mới sinh, điều này giúp bạn chia sẻ được nhiều gánh nặng khi mới sinh với những người giống mình. Hãy gặp họ ít nhất một lần một tuần.

Thể hiện và chấp nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân

Ngay từ khi mang bầu đến sau sinh, tâm lý của chị em chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều. Đây cũng là sự thay đổi tâm lý hết sức bình thường. Thay vì thường xuyên cáu kỉnh, gắt gỏng hay stress, chị em đừng “ngại” thể hiện và chấp nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân. Hãy kiên trì và thay đổi những thói quen tiêu cực của mình hàng ngày.

Tập trung vào cảm xúc tích cực của mình

Mang thai và sinh con vốn là thiên chức tuyệt vời của phụ nữ. Vì thế, chẳng có lý do gì bạn lại không cảm thấy hạnh phúc tìm những khoảnh khắc tuyệt vời của mình. Ví dụ như khi nghe nhạc cùng con, đôi khi là tắm… Hãy chú ý và cảm nhận những khoảnh khắc bạn thấy hạnh phúc nhất, tập trung tận hưởng nó.

Dành cho bản thân khoảng thời gian nghỉ ngơi một mình, hoặc với người thân

Mọi người đều không thể làm một việc không ngừng nghỉ mà không nghỉ ngơi, chăm sóc trẻ cũng vậy. Bạn nên dành một khoảng thời gian khi bé ngủ để tự thưởng cho bản thân, pha một cốc trà hoặc ngồi đọc sách là một ý tưởng tuyệt vời trong thời gian này. Cũng có thể ngồi trò chuyện với chông hay một thành viên thân thiết trong gia đình.

Giữ cho các mục tiêu sau khi sinh thực tế hơn

Nhiều mẹ sau khi sinh muốn làm rất nhiều điều như chăm sóc con cái, chăm sóc sau sinh, lấy lại vóc dáng, giảm cân sau sinh… và nhiều kế hoạch khác. Nhưng các mẹ hãy nhớ cân đối các kế hoạch của mình cẩn thận, nhờ chồng hoặc người thân phụ giúp, làm những việc hướng đến mục tiêu hợp lý, có thể đạt được.

Hãy luôn vui vẻ và có nụ cười duyên

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, phụ nữ sau sinh nên nuôi dưỡng khiếu hài hước, hãy cười hàng ngày trong bất kỳ tình huống nào xảy ra. Việc cười giúp thai phụ giảm stress, trầm cảm và tác động tích cực đến hồi phục sức khỏe sau khi sinh.

Lên kế hoạch cho một ngày

Hãy lên kế hoạch cho các mục cần làm trong một ngày, lập thời gian cho nó nhưng hãy luôn linh hoạt và thực tế, cố gắng bám sát theo kế hoạch.

Hãy dừng lại những thay đổi lớn trong cuộc sống và công việc

Ví dụ nếu bạn muốn nghỉ việc và chuyển một công việc mới thì hãy từ từ lại cho đến khi thể chất và tinh thần bạn ổn định hơn. Đến khi nào bạn không khó khăn trong vai trò làm mẹ, có thể nghĩ đến những thay đổi lớn, còn hiện tại thay đổi lớn nhất của bạn trong cuộc đời là làm một người mẹ.

Hướng dẫn tự chăm sóc sau sinh an toàn hiệu quả
tự chăm sóc sau sinh cần thiết cho mẹ

Tại sao chăm sóc cho bản thân sau sinh là rất khó

Thật không may, hầu hết chúng ta không học cách tự chăm sóc bản thân khi lớn lên. Chúng ta thường lo lắng nếu chăm sóc bản thân quá nhiều sẽ can thiệp vào việc chăm sóc con cái, gia đình, bạn bè chúng ta. Thực tế cho thấy, khi chăm sóc bản thân tốt lại càng có nhiều năng lượng, sức khỏe để chăm sóc con và gia đình tốt hơn.

Dưới đây là danh sách những niềm tin và thói quen có thể gây cản trở cho việc chăm sóc bản thân về mặt thể chất và tinh thần. Có thể chị em sẽ nhận ra một vài điểm giống mình và biết cách để tự khắc phục nó.

  • Những nhu cầu khác quan trọng hơn nhu cầu của tôi.
  • Vai trò của tôi là chăm sóc con cái và gia đình, đó là những gì phụ nữ làm.
  • Tôi không thể có thời gian để làm bất cứ điều gì thêm.
  • Tôi cảm thấy ích kỷ khi tôi làm một cái gì đó cho chính mình.
  • Tôi không xứng đáng có thời gian cho bản thân mình để làm những gì tôi muốn.
  • Tôi sợ chồng và gia đình chồng sẽ tức giận với tôi khi tôi dành thời gian cho bản thân mà không phải cho con.
  • Mẹ tôi không bao giờ làm bất cứ điều gì cho mình.
  • Những cô gái đảm đang luôn đặt người khác lên trên mình.
  • Phải mất tất cả thời gian của tôi để làm mọi thứ chu toàn.
  • Tôi nghĩ rằng tôi có thể khỏe mạnh mà không làm điều này.

Khi bạn nhận thức được những rào cản của bản thân, bạn có thể thay thế những ý tưởng tiêu cực cản trở khả năng tự tự chăm sóc bản thân.

Tham khảo: Dịch vụ massage sau sinh tại nhà có tốt không?

Làm thế nào để chăm sóc bản thân tốt hơn?

Một cách hiệu quả để đánh bại niềm tin phản tác dụng là lặp lại các cụm từ mới cho chính mình. Hãy thử bài tập này:

Bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại. Hít thở thật sâu và chậm rãi, để không khí căng tràn trong lồng ngực. Trong hai phút, tự lặp lại lời nói của chính mình với mỗi hơi thở ra: “Chăm sóc tôi mang lại lợi ích cho con nhiều hơn“.

Khi bạn tự chăm sóc bản thân mình, năng lượng của bạn được sạc đầy như một cục pin hay một bình xăng vậy, hãy tượng tượng nguồn năng lượng mới đang tràn vào cơ thể qua từng hơi thở và hãy lặp đi lặp lại hình ảnh tươi mới đó trong khi vẫn hít thở chậm đều.

Mỗi lần suy nghĩ nào đó chen vào đầu của bạn và nói rằng chăm sóc bản thân chưa phải quan trọng thì hãy hít một hơi thật sâu và thực hành bài tập này. Có thể lúc đầu bạn thấy khá ngơ ngẩn và bạn nghi ngờ về độ hiệu quả của nó. Nhưng bạn hãy thử áp dụng một vài ngày trước khi đánh giá phương pháp này là không hiệu quả.

Hướng dẫn tự chăm sóc sau sinh an toàn hiệu quả
Thời gian tự chăm sóc sau sinh là cần thiết với bản thân

Điều chỉnh cuộc sống để làm mẹ tốt hơn

Điều chỉnh cuộc sống hàng ngày sau khi sinh bé là những thách thức, đặc biệt nếu bạn làm mẹ lần đầu. Mặc dù việc chăm sóc bé là rất quan trọng nhưng bạn cũng phải tự chăm sóc bản thân mình.

Các mẹ mới sinh lần đầu hầu hết không nên trở lại làm việc trong ít nhất sáu tuần đầu sau khi sinh. Thời gian những tuần đầu rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, bạn có thể trải qua những đêm mất ngủ. Có thể sẽ rất bực bội và mệt mỏi nhưng thời gian lâu dần bạn sẽ quen với việc đó. Trong thời gian này, đây là những gì bạn có thể làm để chắm sóc bản thân tốt hơn:

  1. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Ngủ càng nhiều càng tốt để đối phó với sự mệt mỏi. Em bé của bạn có thể thức dậy hai đến ba giờ một lần để bú. Để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, hãy tranh thủ ngủ khi bé đi ngủ.
  2. Tìm kiếm sự giúp đỡ: Đừng ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè trong giai đoạn sau sinh. Cơ thể bạn cần được chữa lành, và sự giúp đỡ thiết thực quanh nhà có thể giúp bạn nghỉ ngơi khi cần thiết. Bạn bè hoặc gia đình có thể chuẩn bị bữa ăn, chạy việc vặt hoặc giúp chăm sóc anh chị của bé.
  3. Ăn các bữa ăn lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy chữa bệnh. Tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein. Bạn cũng nên tăng lượng chất lỏng, nước, thực phẩm nhiều nước đặc biệt khi đang cho con bú.
  4. Tập thể dục: Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước bất kỳ chế độ tập thể dục sớm nào. Các bài tập nên nhẹ nhàng, bạn hãy thử đi bộ gần nhà. Sự thay đổi môi trường có thể giúp bạn có năng lượng mới để làm tròn nhiệm vụ của một người mẹ.

Cách đối phó với những thay đổi của cơ thể sau sinh

Cùng với những thay đổi về cảm xúc, bạn sẽ trải qua những thay đổi lớn về cơ thể khi sinh, chẳng hạn như tăng cân. Khi bác sĩ nói rằng bạn có thể tập thể dục, hãy bắt đầu với hoạt động vừa phải vài phút mỗi ngày và tăng dần thời lượng và cường độ luyện tập. Đi dạo, bơi hoặc tham gia lớp thể dục nhịp điệu là những phương pháp hiệu quả.

Tham khảo: Spa chăm sóc sau sinh chuyên nghiệp giúp mẹ lấy lại vóc dáng

Việc giảm cân cũng liên quan đến chế độ ăn có cân bằng và lành mạnh hay không. Chế độ ăn của mẹ sau sinh bao gồm trái cây, rau và ngũ cố. Mỗi mẹ sau sinh có một tốc độ giảm cân khác nhau, vì vậy đừng so sánh nỗi lực giảm cân của bản thân mình với người khác. Việc cho con bú có thể giúp bạn giảm cân nhanh hơn vì nó làm tăng lượng calo đốt cháy hàng ngày của bạn.

Hướng dẫn tự chăm sóc sau sinh an toàn hiệu quả
Đối phó với những thay đổi cơ thể sau khi sinh

Một vài vấn đề khác khi thay đổi cơ thể trong giai đoạn sau sinh bao gồm:

Đau nhức ngực

Ngực của bạn sẽ đầy sữa một vài sau khi sinh. Đây là một quá trình bình thường, nhưng việc sưng (căng cứng) có thể gây khó chịu và không thoải mái. Để giảm bớt việc khó chịu, hãy trườm ấm hoặc lạnh lên ngực của bạn. Núm vú bị đâu khi cho con bú thường biến mất khi cơ thể tự điều chỉnh. Có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ để làm dịu vết nứt và đau.

Táo bón sau sinh

Để giảm táo bón sau sinh hay ăn thực phẩm giàu chất xơ để kích thích hoạt động của ruột, chú ý uống nhiều nước. Chất xơ cũng có thể làm bệnh trĩ. Uống nhiều nước giúp bổ xung lượng nước mất trong cơ thể và hạn chế các vấn đề khi đi vệ sinh.

Thay đổi sàn chậu

Khu vực giữa trực tràng và âm đạo của bạn được gọi là đáy chậu. Nó kéo dài và thường chảy dịch trong khi sinh. Đôi khi bác sĩ sẽ cắt khu vực này giúp đỡ việc sinh dễ dàng hơn. Bạn có thể giúp khu vực này phục hồi bằng cách thực hiện các bài tập Kegel, trườm băng khu vực bằng túi lạnh quấn khăn và ngồi lên trên gối.

Đổ mồ hôi

Thay đổi nội tiết tố có thể gây ra mồ hôi và ban đêm sau khi sinh con. Đắp ít chăn hơn và để không khí thông thoáng một chút sẽ giúp giảm bớt lượng mồ hôi tiết ra.

Đau tử cung

Tử cung co lại sau khi sinh có thể gây ra chuột rút. Cơn đau dịu dần theo thời gian, hãy hỏi bác sĩ về các liều thuốc giảm đau an toàn.

Dịch âm đạo

Dịch âm đạo là điển hình trong hai đến bốn tuần sau sinh. Đây là cách cơ thể loại bỏ máu và mô từ tử cung của bạn. Mang băng vệ sinh cho đến khi tử cung ngừng tiết dịch.

Không sử dụng tampon hoặc thụt rửa cho đến sau bốn đến sáu tuần sau sinh. Sử dụng các sản phẩm này trong giai đoạn ngay sau sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung. Nếu dịch tiết âm đạo của bạn có mùi hôi, hãy thông báo với bác sĩ. Bạn có thể tiếp tục có đốm máu trong tuần đầu tiên sau sinh, nhưng không thể chảy máu nhiều. Nếu bạn đang bị chảy máu âm đạo nặng, chẳng hạn như bão hòa một băng vệ sinh trong vòng hai giờ thì phải đi khám và liên hệ với bác sĩ ngay.

Hi vọng những kiến thức chăm sóc sau sinh trên giúp bạn có cái nhìn tổng quát để chăm sóc bản thân và bé tốt hơn.

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   
Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon