Đối phó với tình trạng phụ nữ sau sinh bị trĩ như thế nào?

Theo thống kê, phụ nữ mang thai và sau sinh thường mắc bệnh trĩ. Bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như việc chăm sóc con nhỏ. Vì sao đối tượng này thường mắc bệnh? Dấu hiệu nhận biết sau sinh bị trĩ là gì ? Cách chữa trị hiệu quả nhanh chóng và an toàn như thế nào ? Bài viết sau sẽ giúp bạn biết câu trả lời.

Mục lục

Vì sao phụ nữ sau sinh bị trĩ ?

Bác sỹ chuyên khoa chia sẻ nhiều nguyên nhân thường gặp ở các bà mẹ sau sinh. Thời kỳ thai nghén tạo áp lực lên hậu môn. Chúng ta không khó hiểu khi trong dạ con hình có hình hài đứa trẻ đang phát triển từng ngày. Kích thước đến trọng lượng tăng dần nên tạo áp lực lên hậu môn là điều dễ hiểu.

Đối phó với tình trạng phụ nữ sau sinh bị trĩ như thế nào?
Dấu hiệu bị trĩ sau sinh

Cộng thêm việc rặn mạnh khi đẻ khiến hậu môn quá tải. Trường hợp này chủ yếu xuất hiện đối với những người đẻ thường. Áp lực vượt mức cho phép dẫn tới hình thành, lòi búi trĩ ra ngoài hậu môn. Phụ nữ sau sinh thường bị rối loạn nội tiết tố vì các bộ phận chưa ổn định về trạng thái ban đầu.

Cộng thêm tình trạng mệt mỏi nên lười vận động dẫn tới táo bón lâu ngày. Chế độ ăn uống thay đổi khi dung nạp nhiều dưỡng chất mà thiếu chất xơ trầm trọng. Việc uống quá ít nước; tâm lý Stress,…. là những tác nhân ảnh hưởng chức năng tiêu hoá. Tác nhân này khiến việc đại tiện trở nên khó khăn. Mỗi lần đi cần ngồi thời gian dài nên nguy cơ bị trĩ rất lớn.

Dấu hiệu nhận biết mẹ sau sinh bị trĩ

Chảy máu

Dấu hiệu này thường xảy ra đầu tiên và dễ gặp nhất. Thời gian đầu, người bệnh bị chảy máu kín đáo. Họ chỉ vô tình thấy máu bị dính ở phân hoặc  giấy lau. Lúc này, nhiều người chủ quan nên không đi khám hay chữa trị kịp thời. Muộn hơn, người bệnh ngồi xổm đi cầu thấy máu chảy ra nhiều. Dấu hiệu cho thấy bệnh phát hiện giai đoạn nặng cần sự can thiệp của bác sỹ.

Đối phó với tình trạng phụ nữ sau sinh bị trĩ như thế nào?
Phụ nữ sau sinh bị trĩ kèm những biểu hiện cụ thể

Sa búi trĩ

Phụ nữ bị trĩ sau sinh bị chảy máu thời gian thì mỗi lần đi đại tiện có khối thịt nhỏ lồi ra hậu môn. Song, nó vẫn tự tụt vào trong sau khi đi xong. Tiến triển bệnh nặng thì khối lồi ra càng to và không tự tụt vào trong nên người bệnh phải dùng tay nhét. Cuối cùng thì các búi trĩ gần như nằm hoàn toàn ngoài hậu môn.

Một số dấu hiệu khác

  • Mẹ sau sinh cảm thấy ngứa rát quanh hậu môn khi đi đại tiện.
  • Cảm giác bị vướng víu vùng hậu môn.
  • Triệu chứng căn bệnh này không đau đớn. Các biến chứng như: áp xe, nứt hậu môn hay sa trĩ nghẹt, tắc mạch, … thì người bệnh cảm thấy đau.
  • Thời điểm búi trĩ bị sa ra ngoài kèm theo tiết dịch dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy, người bệnh cảm thấy ướt át và ngứa ngáy xung quanh hậu môn.

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu nguyên nhân biểu hiện và cách phòng bệnh trĩ sau sinh mổ

Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ sau sinh các mẹ

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Đối với ăn uống

Như chúng tôi đã khẳng định ở trên, nguyên nhân chính gây bệnh trĩ và khiến bệnh nặng thêm. Phụ nữ sau sinh muốn phòng ngừa bệnh trĩ hãy khắc phục chứng táo bón. Đến đây, nhiều người tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng nhưng thực tế nó không được ưu tiên. Họ cần uống đủ lượng nước và tích cực bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong ngày.

Đối với sinh hoạt

Đường ruột kém khiến phân tích tụ nhiều ngày và hấp thu hết nước. Phân khô cứng nên khó đào thải ra ngoài. Phụ nữ sau sinh không được ngồi hay nằm 1 chỗ. Tích cực vận động giúp kích thích nhu động ruột hoạt động. Nếu có thể thì thường xuyên tập thể dục với các bài yoga sẽ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Các mẹ sau sinh hạn chế tối đa việc ngồi xổm. Theo khoa học, tư thế này tạo 1 lực lên bộ phận hậu môn nên tình trạng bệnh tiến triển nhanh. Tốt nhất là bạn hãy ngồi chiếc ghế thấp để tránh búi trĩ sa ra ngoài nhiều.

Họ tập thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày sẽ rèn luyện hệ tiêu hoá theo quy trình chuẩn. Đừng nhịn đại tiện hay đi quá lâu chỉ khiến bệnh xấu hơn. Bạn nhớ vệ sinh hậu môn sạch sẽ để phòng ngừa viêm nhiễm.

Một số mẹo giảm đau do bệnh trĩ hiệu quả

Phụ nữ sau sinh không khuyến khích dùng thuốc bởi đang cho con bú. Các mẹo giảm đau thực sự hữu ích như:

Sử dụng nước ấm giảm búi trĩ mang đến cảm giác dễ chịu hơn. Mỗi ngày, bạn chịu khó dùng nước ấm ngâm hậu môn 2 lần/ ngày. Mỗi lần đi đại tiện khuyến khích sử dụng nước ấm để rửa hậu môn sẽ rất hữu ích.

Dùng đá lạnh: Bạn cho viên đá lạnh vào vải sạch rồi chườm lên búi trĩ thì nó sẽ co lại. Nhờ vậy giúp kích thước búi trĩ nhỏ lại nên bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Sử dụng gối chữ O để ngồi. Bí quyết này được đánh giá cao giúp giảm áp lực lên búi trĩ. Nhờ vậy, máu lưu thông dễ dàng hơn nên ngăn ngừa tình trạng búi trĩ sung huyết căng phồng.

Nằm nghiêng về một bên sẽ tốt hơn cho việc giảm đau vì bệnh trị. Phụ nữ sau sinh thường dành nhiều thời gian vào việc nằm. Theo các chuyên gia, việc nằm nghiêng sang bên trái khi ngủ giúp giảm ứ máu tại vùng hậu môn.

Hệ lụy đối với phụ nữ sau sinh bị trĩ là rất lớn. Vậy nên, chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh để nhận biết chính xác. Đồng thời phòng tránh và chữa trị hiệu quả.

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon