Chăm sóc bà bầu khi trời lạnh không khó. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các cách chăm sóc cơ thể, sức khỏe và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Giúp thai nhi luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Khi thời tiết trở lạnh đột ngột, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bà bầu sẽ yếu hơn so với bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi để các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, nhiễm lạnh xảy ra. Dưới đây là những cách chăm sóc bà bầu khi trời lạnh hiệu quả, giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao?
Bị cảm lạnh trong thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu bị cảm lạnh không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi, cảm lạnh chỉ là bệnh nhẹ chỉ xuất hiện khi sức đề kháng trong cơ thể bị suy yếu.
Chỉ khi mức nhiệt độ và nhiễm trùng vượt quá quy định sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bạn bị cảm lạnh kèm theo các triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, bị nhiễm trùng, ho ra chất nhầy màu xanh/vàng hãy đến các cơ sở Y tế, bệnh viện gần nhất để tham khăm kịp thời.
Bà bầu bị cảm lạnh có những biểu hiện như thế nào?
Hiểu rõ các triệu chứng của bệnh cũng là cách chăm sóc bà bầu khi trời lạnh hiệu quả nhất. Khi bị cảm lạnh, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nghẹt mũi, sốt nhẹ và đau đầu. Trong một số trường hợp khác, bà bầu bị cảm lạnh 3 tháng đầu sẽ cảm thấy người lúc nóng lúc lạnh.
Cách điều trị cảm lạnh cho bà bầu hiệu quả tại nhà
Cách chữa cảm lạnh cho bà bầu trong thai kỳ hiệu quả, được nhiều mẹ áp dụng nhất là nghỉ ngơi đầy đủ. Uống thật nhiều nước để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp nước. Bởi khi bị cảm lạnh, có kèm theo dấu hiệu sốt, cơ thể sẽ mất nước rất nhanh.
Bị cảm lạnh có kèm theo dấu hiệu nghẹt mũi phải làm sao? Với trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị cảm lạnh trong thai kỳ tại nhà như sau:
- Cho 2-3 giọt tinh dầu xả hoặc tinh dầu khuynh diệp vào nước nóng và xông hơi. Việc xông hơi sẽ giúp xua tan mệt mỏi, giảm tình trạng tắc nghẹn mũi.
- Bên cạnh đó, bạn có thể bật nước nóng từ vòi hoa sen trong phòng tắm. Đóng kín cửa phòng tắm và ngồi trong đó tầm 10 phút.
- Vào ban đêm bị nghẹt mũi, bà bầu có thể sử dụng kẹo ngậm bạc hà để lưu thông mũi sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
Bà bầu bị cảm lạnh kèm theo dấu hiệu đau họng
Cách chăm sóc bà bầu khi trời trở lạnh có các dấu hiệu cảm lạnh, bạn hãy pha nước mật ong và chanh ấm để uống. Ngậm thuốc giảm đau họng hoặc sử dụng siro có thành phần mật ong và glycerin cũng là cách trị cảm lạnh rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai bị cảm lạnh nên ăn gì?
Ngoài việc áp dụng những cách chữa cảm lạnh cho bà bầu trên, bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng, hệ thống miễn dịch như sau:
Tỏi: Theo chuyên gia dinh dưỡng Andrea Moss (Người thành lập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Moss Wellness tại Mỹ) cho biết, mỗi ngày mẹ bầu nên duy trì một tép tỏi để tăng cường hệ thống miễn dịch của mình.
Nước hầm xương, súp gà: Là 2 món ăn chữa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả tại nhà. Hai món ăn này cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể của phụ nữa mang thai. Bên cạnh đó, 2 loại này rất giàu giá trị dinh dưỡng như axit amin, lưu huỳnh, phốt pho,… kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Súp lơ xanh: Là loại rau họ cải, rất giàu Choline, canxi và vitamin C có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm cúm, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hàu: Nghe có vẻ lạ song đây lại là loại hải sản duy nhất có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho bà bầu vào mùa lạnh. Bởi lẽ, trong hàu có rất nhiều kẽm – hỗ trợ giảm cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chế biến hàu chín để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhé!
Dưa hấu: Khi bị cảm lạnh, dù mệt mỏi nhưng bạn hãy cố gắng ăn dưa hấu để cung cấp nước, tăng cường hệ thống miễn dịch, vitamin và khoáng chất vào cơ thể nhé!
Rau lá xanh (đặc biệt là rau bina): Là thực phẩm siêu nổi tiếng trong việc hỗ trợ điều trị chứng cảm cúm cho bà bầu. Bạn có thể sử dụng các loại rau xanh lá để nấu ăn, làm salad hay xay lấy nước uống đều được.
Tìm hiểu thêm bài viết: Bà bầu cần lưu ý những gì trong tháng mưa ngâu để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh
Khi mang thai, thân nhiệt và hệ thống miễn dịch của bạn sẽ yếu hơn bình thường. Đặc biệt vào mùa lạnh, khả năng nhiễm lạnh, nhiễm cúm hay các bệnh liên quan đến hệ hô hấp của phụ nữ mang thai sẽ cao hơn.
Vì thế, cách chăm sóc bà bầu vào mùa lạnh tốt nhất là giữ ấm cơ thể. Dù bạn ra ngoài đi dạo hay tập thể dục cũng cần phải mặc đủ ấm. Chỉ nên cởi bớt áo khi ở nhà hoặc những nơi đã kín gió, ít gió.
Việc sử dụng các thiết bị giữ ấm phòng như: điều hòa hai chiều, máy sưởi,… là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không sử dụng các loại chăn điện có sóng điện từ dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là các mẹ mang thai 3 tháng đầu tiên thai kỳ.
Tiêm vắc – xin cúm trong thai kỳ
Trong khoảng thời gian mang bầu, chị em rất dễ nhiễm lạnh, nhiễm cúm. Và đặc biệt nếu nhiễm cúm trong thời gian này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.
Cảm lạnh và cúm khác như thế nào?
Bệnh cảm cúm là gì? Theo đó, cúm là loại bệnh truyền nhiễm, do virus cúm A, virus cúm B gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh từ nhẹ sẽ chuyển biến sang nặng và rất dễ gây tử vong.
Trong đó, cảm lạnh là một triệu chứng do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Thông thường, dấu hiệu của bệnh cảm lạnh chỉ đơn thuần là ho, viêm họng, chảy nước mũi, sốt nhẹ, mệt mỏi và người lúc nóng lúc lạnh.
Với người bình thường rất khó để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên một vài tiêu chí sau:
- Các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, kèm theo tình trạng sốt cao, đau cơ, đặc biệt là đau đầu.
- Các triệu chứng của cảm lạnh sẽ ngắn ngày hơn, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho.
Vì sao khi mang thai cần tiêm phòng vắc xin cúm?
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cảm cúm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, một số biến chứng của bệnh cúm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí có rất nhiều trường hợp thai nhi bị dọa sảy, sinh non và dị tật sau sinh.
Các biến chứng trong thai kỳ do bệnh cúm gây ra
Trong giai đoạn mang thai, hệ thống miễn dịch và sức khỏe của bà bầu thường rất yếu. Là điều kiện thuận lợi để bệnh cúm bùng phát mạnh mẽ hơn.
Chuyển dạ sớm, sinh non, dọa sảy hay các dị tật khác ở trẻ sau sinh là những biến chứng do bệnh cúm gây ra. Hơn hết tình trạng tử vong do cúm gây ra cũng khá phổ biến. Chính vì thế cần áp dụng đúng cách chăm sóc bà bầu khi trở lạnh cũng như phòng ngừa bệnh cúm trước thai kỳ.
Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu vào tháng thứ mấy?
Theo CDC – tức trung tâm kiểm soát & phòng ngừa dịch bệnh – luôn khuyến khích phụ nữ mang thai thực hiện các mũi tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên tiêm phòng ngừa cúm trước khi vào mùa từ khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 5 của năm sau.
Nhiều mẹ bầu lo lắng “Lỡ mũi tiêm vắc xin cúm phải làm sao”? Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Bởi, việc tiêm ngừa cúm có thể diễn ra vào bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nếu mẹ bị nhỡ mũi tiêm trước khi mang bầu. Hãy tiêm bổ sung vắc xin phòng cúm cho bà bầu vào trong và sau mùa dịch cúm đều được.
Tiêm vắc xin ngừa cúm trong thai kỳ có tác dụng phụ không?
Tính đến thời điểm hiện tại, việc tiêm vắc xin cúm trong thai kỳ là rất nhẹ. Bao gồm các triệu chứng đau nhẹ cánh tay, sốt nhẹ. Những trường hợp nghiêm trọng hơn rất ít khi xảy ra.
Tìm hiểu thêm bài viết: Tiêm phòng cho phụ nữ mang thai và những điều cần biết!
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào mùa lạnh
Vào mùa lạnh, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, hãy bổ sung protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Bạn có thể lên lịch ăn theo tuần và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đa dạng, giàu chất dinh dưỡng và khoa học nhất.
Khi trời trở lạnh, bà bầu nên hạn chế sử dụng các loại hải sản tươi sống cũng như sữa chưa thanh trùng. Những thực phẩm này rất dễ nhiễm vi khuẩn có hại cho sự phát triển của thai nhi.
Mùa lạnh chị em có thiên hướng ít vận động. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón thai kỳ. Để giải quyết vấn đề này, hãy làm bạn với chất xơ có trong các loại rau củ quả tươi ngon mẹ nhé! Chắc chắn nó sẽ rất hữu ích đấy!
Tìm hiểu thêm bài viết: Bà bầu nên ăn gì vào 3 tháng giữa thai kỳ để con luôn khỏe mạnh?
Tăng cường thể dục, tập thể thao thường xuyên
Một trong những cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu tốt nhất vào mùa lạnh là tăng cường tập thể dục. Những động tác tập thể dục nhẹ nhàng, thư thái rất có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Bạn có thể dành từ 15 đến 20 phút mỗi ngày để luyện tập sức khỏe.
Đăng ký sử dụng một gói dịch vụ chăm sóc massage bầu chuẩn Nhật là cách để có một thai kỳ khỏe mạnh. Thai nhi được cảm nhận tình thương và sự quan tâm ngay còn trong bụng mẹ.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc massage bầu tai Bảo Hà Spa qua video sau:
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
Việc thiếu ngủ trong thai kỳ chính là nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe. Một giấc ngủ ngon, sâu từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày là cách nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho bà bầu.
Vì thế, khi trời trở lạnh, bạn hãy chọn một loại đệm theo sở thích của mình để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Chọn một tư thế ngủ thoải mái sẽ không tạo sức ép cho thai nhi.
Trước khi đi ngủ, mẹ có thể ngâm chân với nước ấm và một số loại thảo dược thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Thường xuyên chăm sóc da trong mùa lạnh
Thời tiết mùa lạnh hanh khô sẽ khiến cơ thể nhanh mất nước hơn bình thường. Da dẻ của bà bầu cũng bị nẻ, khô và ngứa ngáy khó chịu. Vì thế, bà bầu có thể lựa chọn những sản phẩm chăm sóc, dưỡng da cho bà bầu.
Sử dụng dầu dừa hỗ trợ làm đẹp da mặt, ngăn ngừa rạn da trong thai kỳ hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu và xem chi tiết sản phẩm dầu dừa 100% Organic tại Bảo Hà Spa ở đây: https://baohaspa.vn/san-pham/cham-soc-body/dau-dua-organic-bao-ha-100ml-8.aspx
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích nhất có liên quan đến cách chăm sóc bà bầu khi trời trở lạnh. Hãy áp dụng các cách này để luôn có một sức khỏe toàn diện nhất mẹ nhé!
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Uống nghệ tươi sau sinh – Liều pháp làm đẹp và bảo vệ cơ thể tốt
Có thể nói, sau khi sinh các chị em phụ nữ thường phải đối mặt [...]
Gen bụng sau sinh mổ như thế nào cho đúng cách và an toàn?
Sau sinh là thời điểm vóc dáng, vòng eo của mẹ bỉm sữa bắt đầy [...]
Mang thai tuần thứ 34 cần lưu ý gì để thai nhi luôn khỏe mạnh?
Ở tuần mang thai thứ 34 hầu hết các phát triển về thể chất của [...]
Cách kiêng cữ sau sinh vào mùa hè khoa học, an toàn nhất
Theo quan niệm dân gian, sau sinh sản phụ cần kiêng cữ đúng cách như: [...]
Làm đẹp sau sinh với dầu oliu – Xóa tan vết thâm rạn tức thì
Mỗi khi nhắc đến cách làm đẹp sau sinh với dầu oliu hầu hết các [...]
Bí quyết giảm cân sau sinh vào mùa hè hiệu quả, không cần ăn kiêng
Giảm cân sau sinh vào mùa hè là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị [...]