Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường yếu hơn so với bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ốm, bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe của bản thân và thai nhi. Việc tiêm phòng cho bà bầu trong thai kỳ là 1 trong những bước quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề trên.
Mục lục
Các mũi tiêm phòng cho bà bầu trước khi mang thai
Trước khi mang thai, bạn cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng dưới đây:
Tiêm phòng sởi – quai bị – rubella
Đây là một trong những bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Đặc biệt nếu trong quá trình mang bầu, bạn mắc phải 1 trong 3 bệnh này khiến thai nhi có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, dị tật, chết lưu hoặc sinh non. Vì thế, nếu bạn đã xác định kế hoạch sinh con, hãy đến các cơ sở, bệnh viện gần nhất để tiêm phòng 3 mũi này. Việc tiêm phòng nên được thực hiện trước từ 3 đến 6 tháng trước khi mang bầu. Tối thiểu là trước khi mang bầu 1 tháng.
Xem thêm bài viết: Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Tiêm phòng thủy đậu
Nếu trước đây bạn chưa từng tiêm vắc xin phòng thủy đậu, chưa bị thủy đậu lần nào thì nên đi tiêm phòng trước khi mang thai. Bởi khi bà bầu bị thủy đậu trong thai kỳ sẽ khiến trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, bị gồng cứng tay chân, bị dị tật đầu nhỏ…

Tiêm phòng viêm gan B
Để tránh lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con, bạn nên đi xét nghiệm viêm gan B trước khi mang bầu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc tiêm phòng viêm gan B cho mẹ.
Tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván
Bạn chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi từ 4 đến 64 tuổi để phòng bệnh ho gà cho trẻ sau khi sinh.
Xem thêm bài viết: Những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ
Tiêm phòng cúm
Đây là bệnh điển hình các mẹ bầu thường gặp vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi bạn tiêm phòng cúm trước khi mang thai sẽ giúp giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc các bệnh về tim bẩm sinh, hở hàm ếch, dị tật sứt môi… Việc tiêm phòng vắc xin ngừa cúm có thể tiêm trước khi mang thai hay ở độ tuổi nào cũng được.
Các mũi tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai
Không chỉ riêng trước thai kỳ, trong khi mang thai, việc tiêm phòng đầy đủ là điều vô cùng quan trọng. Theo các bác sĩ khuyến cáo, bà bầu cần được tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ để ngăn ngừa bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé.
Với những trường hợp mang bầu lần đầu tiên, nếu trong 5 năm trở lại đây bạn chưa từng tiêm phòng uốn ván, thì phải tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên và mũi thứ hai cách nhau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh là 1 tháng.
Theo tổ chức Y tế thế giới và CDC khuyến cáo, phụ nữ mang bầu có thể tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh ho gà – bạch hầu – uốn ván vào tuần mang thai thứ 27 đến tuần thứ 35.

Lịch tiêm phòng chi tiết cho bà bầu
Dưới đây là danh sách chi tiết lịch tiêm phòng cho bà bầu. Chị em hãy lưu ý cẩn thận để tránh bỏ sót lịch tiêm phòng cho mình nhé!
Lịch tiêm phòng trước khi mang thai
- Mũi tiêm 3 trong 1 (quai bị, sởi, rubella): tiêm muộn nhất trước khi có bầu từ 1 đến 3 tháng.
- Tiêm viêm gan B: trước hay khi đang mang bầu đều có thể tiêm mũi này. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo nên tiêm trước khi mang bầu để chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.
- Tiêm phòng cúm: nên tiêm trước khi mang bầu và tiêm lại hằng năm.
- Tiêm phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván: tiêm 1 mũi duy nhất trước khi mang thai.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa
Lịch tiêm phòng trong khi mang bầu
Với những người mang thai lần đầu: Tiêm 2 mũi uốn trong khi mang bầu. Mũi đầu tiên từ tuần mang thai thứ 20 trở đi. Mũi thứ hai tiêm cách mũi đầu ít nhất 1 tháng.
Với những người có bầu lần thứ 2: tiêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh uốn ván nếu lần mang thai đầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.
Tiêm phòng cho bà bầu cần lưu ý những gì?
Với mũi tiêm phòng uốn ván bạn cần đặc biệt lưu ý. Bởi sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván xong sẽ kéo theo hiện tượng sốt nhẹ, sưng đau. Một số triệu chứng đi kèm như: hắt hơi, sốt nhẹ, chảy nước mũi từ 1-2 ngày sau khi tiêm vắn xin phòng uốn ván.
Để giảm hạ sốt khi mang bầu, chị em có thể tham khảo một vài cách sau:
- Chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người.
- Bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin và rau xanh
- Nếu tình trạng sốt kéo dài từ 3-4 ngày kèm theo dấu hiệu ngủ li bì, mệt mỏi, bà bầu hãy lập tức đến gặp bác sĩ.
Nếu trong trường hợp tiêm phòng vắc xin uốn ván trong thai kỳ gặp thêm các dấu hiệu giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi, bà bầu hãy lấy nước muối sinh lý rửa sạch mũi để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Lấy lại làn da sáng hồng với cách hơ mặt bằng trứng gà sau sinh
Do nội tiết tố thay đổi từ khi mang bầu, sau sinh làn da của [...]
5 Comments
Bảo Hà Spa nhượng quyền Spa bầu, Spa sau sinh trên khắp cả nước
Bảo Hà Spa – Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tiêu chuẩn 5 sao, [...]
6 Comments
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh mùa đông – Nguyên tắc và lưu ý quan trọng
Cơ thể của bé sơ sinh đang thích nghi dần từ môi trường trong bụng [...]
4 Comments
Bố mẹ tuổi nào nên sinh con vào năm 2020 Canh Tý
Có con là niềm vui hạnh phúc, và sinh con hợp tuổi cũng là 1 [...]
Mang thai có nên uống nước dừa? Lưu ý, giá trị dinh dưỡng và tác dụng
Nước dừa là loại thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Với bà bầu, [...]
Những bệnh trẻ dễ mắc phải khi đóng bỉm quá lâu vào mùa hè
Đóng bỉm quá lâu sẽ gây tổn hại đến làn da và sức khỏe của [...]