Mang thai là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với các chị em. Vì thế, những dấu hiệu đau tức bụng dưới, căng tức bụng trên cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng căng tức bụng dưới khi mang thai? Bạn đọc hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
Bà bầu bị căng tức bụng do sức ép của thai nhi lên khoang bụng
Theo giáo sư sản khoa và khoa sản tại Đại học Florida tại Gainesville cho biết “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng tức bụng dưới khi mang thai là do sức ép của thai nhi lên khoang bụng. Thai nhi càng lớn, càng tạo sức ép lên các bộ phận khoang bụng cũng như lực lên hệ cơ xương”.
Vì thế, để giải quyết tình trạng căng tức bụng khi mang thai do sức ép của thai nhi gây ra, mẹ bỉm sữa nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
Mỗi bữa thì ăn ít hơn bình thường, tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe, đi vệ sinh thường xuyên để giảm căng thẳng ở bụng của bạn.
Do sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt khiến bà bầu bị đau tức bụng dưới
Trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, bà bầu sẽ thấy những dấu hiệu căng tức bụng khi mang thai. Một phần nguyên nhân da sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên những dấu hiệu căng tức bụng dưới khi mang thai diễn ra liên tục hãy gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Tránh những mối đe dọa nguy hiểm tới tính mạng của bà bầu và thai nhi.

Phụ nữ mang thai bị căng tức bụng dưới do đau dây chằng
Khi tử cung của thai phụ ngày càng mở rộng càng khiến căng các dây chằng lớn ở vùng bụng và quanh hông. Đây là nguyên nhân điển hình khiến thai phụ bị căng tức bụng dưới. Bà bầu sẽ cảm nhận rõ hơn về sự thay đổi này khi thay đổi vị trí đột ngột. Tuy nhiên, sau kỳ tam cá nguyệt thứ 2 hiện tượng căng tức bụng dưới sẽ giảm dần.
Căng cứng bụng dưới do các cơn gò Braxton Hicks
Thêm một nguyên nhân khiến bà bầu bị căng cứng bụng dưới là do các cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Nếu các cơn đau cứng bụng dưới liên tục kéo dài kiềm theo chảy máu âm đạo thì lập tức chị em nên đi gặp bác sĩ. Còn nếu đau bình thường thì các mẹ vẫn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường. Bởi, đây là cơn gò sinh lý bình thường hay xảy ra ở giai đoạn mang thai.
Táo bón và xì hơi là nguyên nhân gây căng tức bụng dưới khi mang thai
Nghe có vẻ hơi vô lý, tuy nhiên táo bón và xì hơi lại là nguyên nhân gây căng tức bụng dưới khi mang thai. Theo đó trong suốt quá trình mang thai, Progesterone – loại hóoc môn tăng lên làm chậm hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Khiến cho những loại thực phẩm trong cơ thể của mẹ tiêu hóa lâu hơn. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh. Nếu vẫn không đỡ, mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ.

Những trường hợp căng tức bụng dưới trong thai kỳ cần gặp bác sỹ
Liên tục căng tức bụng dưới dễ mang thai ngoài tử cung
Cứ 50 trường hợp thì sẽ có 1 trường hợp chị em mang thai ngoài tử cung hay trứng làm tổ trong ống dẫn trứng. Với trường hợp không có thai ngoài tử cung, bà bầu có thể bị đau dữ dội hoặc chảy máu ở cuối tháng đầu và giữa tháng thứ 3 của thai kỳ. Vì lúc này ống dẫn trứng sẽ trở nên phồng lên và kèm theo dấu hiệu căng tức bụng dưới.
Những trường hợp dễ mang thai ngoài tử cung thường gặp ở phụ nữ đã từng có thai ngoài tử cung trước đó, đã phẫu thuật ống chậu, bụng, ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, thắt ống dẫn trứng. Nếu mẹ bầu cảm thấy đau tức bụng dưới trong suốt thai kỳ nên lập tức đi bệnh viện để khám và siêu âm ngay xem trứng đã vào tử cung hay làm tổ chưa.
Bà bầu dễ bị hư thai khi căng tức bụng dưới diễn ra thường xuyên trong thai kỳ
Trong suốt thai kỳ nếu bà bầu liên tục bị căng tức bụng dưới, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, kèm theo với chảy máu hoặc chuột rút thì cần đi khám bác sĩ ngay. Vì rất có thể mẹ sẽ bị sảy thai trong giai đoạn này.
Với 7 lý do này chắc hẳn mẹ đã biết vì sao bà bầu thường xuyên bị căng tức bụng dưới rồi đúng không nào? Chúc mẹ và thai nhi khỏe mạnh nhất!
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho bà bầu vào mùa khô tại Sài Gòn
Dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào việc chăm sóc bà bầu cũng [...]
Đào tạo nghề massage mẹ bé chuyên sâu tại Bảo Hà Spa
Là thương hiệu chăm sóc sức khỏe mẹ bé uy tín với kỹ thuật chăm [...]
Bảo Hà Spa tham dự hội thảo “Dinh dưỡng thai kỳ – Bé khỏe mẹ đẹp” tại Vinmec Central Park (Hồ Chí Minh)
Trong buổi Hội thảo “Dinh dưỡng thai kỳ – Bé khỏe mẹ đẹp” tại Vinmec [...]
Cách uống tinh bột nghệ sau sinh giúp mẹ lấy lại thanh xuân, vóc dáng
Sau sinh là khoảng thời gian sản phụ cần quan tâm, chăm sóc bản thân [...]
Khóa học Float thủy liệu – Massage – Sensory cho trẻ sơ sinh
Float thủy liệu, massage, sensory cho trẻ sơ sinh đều là những hình thức vận [...]
2 Comments
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách tránh nhiễm trùng
Nếu không vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm [...]