Tháng thứ 7 là giai đoạn gần cuối thai kỳ. Lúc này, thai nhi có vẻ “tất bật” hoàn thiện để chào đời. Giai đoạn này nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường mẹ cần đặc biệt lưu ý. Vậy bầu 7 tháng đau bụng lâm râm có nguy hiểm cho thai nhi hay không? Bạn đọc hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết sau.
Mục lục
Bầu 7 tháng thai nhi phát triển như thế nào?
Bước sang tháng thai kỳ thứ 7, lúc này em bé trong bụng mẹ đã có sự thay đổi và hoàn thiện nhất định. Bé sẽ nặng khoảng 1,02 đến 1,2kg, dài khoảng 40 – 44cm. Tính đến thời điểm này, hệ thống tiêu hóa và thận của bé cũng phát triển đầy đủ.
Đây cũng là giai đoạn hệ hô hấp và nhiệt độ bên trong thai nhi có thể tự điều chỉnh. Tháng thứ 7, thai nhi đã định vị được vị trí của bản thân đầu hướng xuống dưới. Bé bắt đầu khám phá, di chuyển cơ thể như bàn tay, ngón chân,…
Mang thai tháng thứ 7 mẹ cảm thấy như thế nào?
Lúc này, cơ thể của mẹ bầu ngày càng nặng nề hơn. Nhất là bộ ngực của bà bầu sẽ có hiện tượng sữa non bị rò rỉ. Đồng thời, trọng lượng của có thể bé sẽ khiến mẹ đau lưng và khó thở.
Khi bé phát triển lớn hơn, xương chậu hay lồng ngực của mẹ cũng cảm thấy đau hơn. Ngoài ra thì vấn đề bầu 7 tháng đau bụng lâm râm cũng là dấu hiệu mà nhiều mẹ bầu gặp phải.
Bầu 7 tháng đau bụng lâm râm có sao không?
Bầu 7 tháng đau bụng lâm râm chia thành 2 trường hợp. Thứ nhất, theo các chuyên gia mẹ có cảm giác đau bụng lâm râm nhẹ là do thai nhi lớn, mẹ bầu cảm giác chưa quen nên thấy khó chịu. Đồng thời, một phần cũng do thai nhi chưa quay đầu nên lúc bé cựa quậy hay đạp nhiều nên mẹ có cảm giác đau bụng lâm râm.
Với trường hợp bầu 7 tháng đau bụng lâm râm nhiều và đau quặn thì mẹ nên trực tiếp đi khám bác sĩ. Bởi những dấu hiệu đau bụng dữ dỗi kèm theo các dấu hiệu sau có thể báo động các nguy hiểm.
Dấu hiệu sảy thai hoặc thai chết lưu
Mang bầu ở tháng thứ 7 mẹ vẫn có nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu rất cao. Nếu như bạn bị đau bụng dữ dội kèm theo đau lưng, âm đạo ra máu nhiều hoặc máu vón cục… Nên trực tiếp đi khám bác sĩ là tốt nhất.
Tiền sản dịch
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm với bà bầu giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Tiền sản dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạch máu, thận, gan và nhau thai. Nếu bầu tháng thứ 7 các mẹ thường xuyên bị đau bụng, đau đầu, thị giác thay đổi và buồn nôn thì hãy ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám ngay.
Dấu hiệu sinh non
Đau bụng tháng thứ 7 thai kỳ ở vị trí gần tử cung kèm theo ra huyết ở âm đạo thì đây là dấu hiệu sinh non. Hãy thăm khám bác sĩ ngay để có cách phòng tránh kịp thời.
Bầu 7 tháng đau bụng lâm râm mẹ nên làm gì?
Đối với những trường hợp mẹ bị đau bụng nhẹ, mẹ hãy ngồi xuống ghế hoặc giường có điểm tựa để thư giãn. Ngoài ra, khi vừa nằm xuống thư giãn mẹ hãy nghiêng người và dậy từ từ, lấy tay làm điểm tựa. Việc làm này sẽ giúp mẹ giảm áp lực cơ bụng dưới hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Massage bầu: mẹ khỏe đẹp, con thông minh
Đối với những mẹ làm trong môi trường văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều thì nên đi lại, vận động cơ thể để máu được lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng các mẹ nên uống nhiều nước để tránh bị mệt mỏi.
Tốt nhất khi mang bầu ở tháng thứ 7 của thai kỳ nếu bụng đau lâm râm mẹ nên đi khám bác sĩ là tốt nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Mẹ bầu có nên sử dụng màn hình led trong nhà hay không
Mẹ bầu có nên sử dụng màn hình led trong nhà hay không là điều [...]
Xét nghiệm sinh hóa máu khi mang thai là gì và các chỉ số cụ thể
Việc thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai định kỳ nhằm theo dõi sức [...]
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ giúp mẹ có thể trạng tốt nhất
Mẹ sau sinh có nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn [...]
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ?
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ luôn [...]
Rượu gừng nghệ hạ thổ có bôi mặt được không? 3 mẹo làm đẹp sau sinh bằng rượu gừng nghệ
Rượu gừng nghệ hạ thổ có bôi mặt được không là câu hỏi được khá [...]
Cách nhận biết và phòng bệnh dịch sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi
Trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, cả nước đã ghi nhận được 664 trường hợp [...]