Bà bầu có nên ăn mía? Ăn mía khi mang thai như thế cho đúng cách? Nếu bạn là một tín đồ yêu thích mía và đang băn khoăn về vấn đề này. Hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Phụ nữ mang thai ăn mía có được không?
Đây là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ mang bầu băn khoăn nhiều nhất hiện nay. Theo đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mía bình thường trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Tuy nhiên, khi ăn mía chị em cần lưu ý đến liều lượng và thời điểm ăn mía để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là những mẹ bầu đang có dấu hiệu về tiểu đường thai kỳ.
Trong mía có tới 70% thành phần là đường. Nếu ăn quá nhiều mía trong ngày sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó, dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm cho mẹ bầu. Hơn hết, ăn mía không đúng cách trong thai kỳ sẽ làm đẩy nhanh quá trình hình thành tụ cầu khuẩn trên da.

Ăn mía có tác dụng gì với mẹ bầu và thai nhi?
Biết được bà bầu có nên ăn mía không là một chuyện, nhưng chị em cũng cần nắm bắt rõ những lợi ích tuyệt vời mà mía mang lại. Cụ thể như sau:
- Giảm thiểu tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi bị ốm nghén, mẹ có thể nhai mía lấy nước hoặc uống nước ép mía đều được.
- Tăng sức đề kháng thai kỳ: trong mía rất giàu vitamin C, các chất chống oxy hóa giúp tăng hệ miễn dịch để cơ thể của mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định: trong thai kỳ chắc chắn các mẹ sẽ thường xuyên gặp tình trạng táo bón, tiêu chảy hay đầy bụng. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết khi mẹ bầu thường xuyên ăn mía. Mía cung cấp nhiều chất xơ, kali đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.
- Hạn chế viêm nhiễm đường tiết niệu cho bà bầu, ngăn chặn sự sinh sôi của các loại vi khuẩn.
- Ngăn ngừa các bệnh về răng miệng: Bà bầu ăn mía vừa làm sạch răng, vừa bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn gây hại.
- Ăn mía giúp làm đẹp da, ngăn ngừa mụn. Nhờ thành phần a-xít alpha hydroxyl, thường xuyên ăn mía giúp bà bầu giải quyết các vấn đề về da như da khô, da nổi mụn…
Xem thêm bài viết: Bà bầu có nên ăn hồng ngâm? Ăn hồng giòn có sao không?
Bà bầu ăn mía khi mang thai như thế nào để đảm bảo an toàn?
Vì mía có tính hàn, khi ăn bà bầu cần lưu ý như sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi:
- Không ăn quá nhiều mía, mẹ bầu chỉ nên ăn trung bình mỗi tuần từ 3-4 lần.
- Không ăn mía bị hỏng, đổi màu vì mía hỏng thường chứa nhiều độc tố ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
- Khi mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy không nên ăn mía vì sẽ làm bệnh thêm nặng hơn.
- Không nên tích trữ mía trong tủ lạnh để ăn dần. Ăn mía để lâu ngày sẽ chứa nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe.
- Mẹ bầu không nên ăn mía để trong tủ đông lạnh nhiều sẽ gây lạnh bụng, khó chịu.
- Lưu ý khi chọn mua mía, nên chọn mía tươi, mía không có đốm đỏ.
Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non với 5 loại quả sau
Ăn mía đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho cả mẹ và thai nhi. Ngược lại, ăn sai cách, nguy cơ bạn sẽ gặp những vấn đề sức khỏe tiêu cực.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý khi ăn mía sau 2-6 giờ, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu như: buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, tê bì chân tay… hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến các cơ sở gần nhất để thăm khám kịp thời.
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề bà bầu có nên ăn mía không? Hãy bổ sung mía đúng cách để nâng cao sức khỏe thai kỳ mẹ nhé!
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Các bệnh thường gặp ở bà bầu vào mùa hè và cách phòng tránh
Vào mùa hè là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh cho bà [...]
Xét nghiệm sinh hóa máu khi mang thai là gì và các chỉ số cụ thể
Việc thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai định kỳ nhằm theo dõi sức [...]
Mang thai tuần thứ 14 có điều gì đặc biệt?
Mang thai tuần thứ 14, cơ thể của người mẹ cũng như thai nhi đều [...]
Cách chữa mề đay sau sinh bằng nguyên liệu tự nhiên hiệu quả
Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng một lần bị mề đay nổi. Tuy [...]
Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách khoa học, bài bản
Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi bố mẹ phải thật cẩn thận và lưu [...]
4 quy tắc “vàng” chăm sóc sau sinh thường mẹ nên áp dụng
Sau khi sinh cơ thể của mẹ thường rất yếu, sức miễn dịch bị kém. [...]