Mang thai, quãng thời gian mẹ cần phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, việc ăn uống hàng ngày như nào để tốt cho sự phát triển của bé luôn là điều mẹ quan tâm và lo lắng nhất! Vậy mẹ bầu uống nước mía khi mang thai sẽ giúp nước ối trong sạch và bé có làn da trắng hồng có đúng không? Cùng với Bảo Hà Spa tìm hiểu xem bà bầu có được uống nước mía không nhé!
Mục lục
Uống nước mía khi mang thai có tốt không?
Theo các chuyên gia thì nước mía giàu các dưỡng chất thiết yếu như magiê, sắt, canxi cũng như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và C. Ngoài ra, nguồn chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và phytonutrients dồi dào. Đặc biệt hơn 70% lượng đường tự nhiên trong nước mía là nguồn năng lượng tuyệt vời. Giúp mẹ bầu có được tinh thần tươi trẻ, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Uống nước mía còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng ốm nghén, ngăn ngừa táo bón, tăng sức đề kháng, đặc biệt cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho thai nhi
Mẹ mang thai từ tháng thứ mấy mới được uống nước mía?
Trong toàn thai kỳ của mẹ, nước mía sẽ phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé khi mẹ sử dụng đúng cách theo từng giai đoạn:
Tăng năng lượng, giảm tình trạng ốm nghén ở 3 tháng đầu : Mẹ có thể dùng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, sử dụng ngày chia làm 2-3 lần sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng khó chịu, mệt mỏi do ốm nghén.
Tăng sức đề kháng, giảm táo bón ở 3 tháng giữa thai kỳ: Kali trong nước mía hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa bệnh táo bón. Sẽ rất tốt nếu 1 tuần mẹ uống từ 2-3 lần. Mỗi lần khoảng 200-250ml.
Tăng sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là thời gian thai nhi tăng tốc phát triển để cán đích, để đáp ứng dinh dưỡng cho bé và đảm bảo sức khỏe của mẹ, mẹ nên uống 2 ngày 1 lần uống khoảng 200ml nước mía.
Bà bầu nên uống nước mía vào lúc nào?
Không nên uống nhiều nước mía cùng 1 lần, không nên uống nước mía vào buổi tối và sáng sớm vì tính chất của loại nước này có thể khiến thai phụ bị lạnh bụng, nôn nao khó chịu.
Những lưu ý cần biết khi mẹ bầu uống nước mía:
Bà bầu có được uống nước mía không và một vài lưu ý dưới đây:
– Tuyệt đối không sử dụng nước mía thay nước lọc, sẽ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ bé
– Không dùng chung với thuốc hay các loại thực phẩm chức năng: Chất policosanol trong nước mía có tác dụng làm giảm cholesterol xấu cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nếu mẹ đang sử dụng một vài loại thuốc thực phẩm chức năng, chống đông máu thì không nên uống với nước mía. Đặc biệt một số loại thuốc sẽ cản trở tác dụng của policosanol. Khiến cho công dụng của thuốc trở nên vô nghĩa.
Bài viết liên quan: Sau sinh bao lâu thì được uống nước dừa và 1 vài lưu ý
– Mẹ sử dụng nước mía ngay sau khi ép chứ không uống nước mía trong tủ lạnh: Đây là loại nước có lượng đường cao. Khi bảo quản trong điều kiện không thích hợp dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. Nước mía có tính lạnh, lượng đường cao nếu bảo quản lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa.
– Không nên uống nước mía quá nhiều vì ngoài các dưỡng chất thiết yếu thì thành phần chính của mía vẫn là đường. Nếu bổ sung lượng đường vượt ngưỡng thì không tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi.
– Thai phụ bị tăng cân nhiều hoặc béo phì, bị tiểu đường thai kỳ tuyệt đối không nên bổ sung thêm nước mía.
– Khi buồn nôn vì nghén, mẹ không nên uống nhiều nước mía một lúc. Hãy chia ra uống nhiều lần hoặc mẹ cũng có thể ăn mía trực tiếp cũng mang lại nhiều lợi ích tương tự như uống.
– Sử dụng nước mía đảm bảo rõ nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm: Các quán nước mía vỉa hè thường khá bụi bặm. Nước mía có đặc tính chứa nhiều đường nên dễ thu hút ruồi nhặng xung quanh. Khi những con vật này động vào các ca, cốc sẽ gây ra nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Cách thay đổi vị nước mía ngon và đảm bảo cho mẹ bầu:
Nước mía quất ( tắc) : Mẹ có thể pha nước mía cùng 1 quả quất ( tắc) tạo hương vị thanh dịu ngọt
Nước cam mía: Sự pha trộn hài hòa giữa vị ngọt của mía và vitamin C của cam cho 1 ly nước thơm mát.
Nước cà rốt mía: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng của mía và cà rốt tạo ra hương vị độc đáo cho mẹ thưởng thức.
Vậy bà bầu có được uống nước mía không?
Nếu mẹ uống nước mía đúng cách, sẽ mang lại lợi ích rất tốt, một sức khỏe dồi dào trong suốt thai kỳ của mẹ và bé!
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
7 lý do bà bầu bị căng tức bụng dưới khi mang thai
Mang thai là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với các chị em. Vì [...]
145 Comments
Hằng Túi là ai? Hot Mom 4 con xinh đẹp nổi tiếng nhất nhì MXH
Chắc hẳn với những bà mẹ bỉm sữa thông thái, mỗi khi nhắc đến Hằng [...]
6 Comments
Thực đơn sau sinh mổ dành cho các mẹ bỉm sữa có gì đặc biệt
Sau khi sinh mổ cơ thể của chị em phụ nữ thường bị đau nhức [...]
10 Comments
Cách bôi nghệ sau sinh đúng chuẩn| Cẩm nang làm đẹp sau sinh
Bôi nghệ sau sinh là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều mẹ [...]
1 Comment
Những lưu ý khi cho trẻ nhỏ đi tắm biển vào mùa hè
Vào mùa hè, trẻ nhỏ thường rất thích đùa nghịch với nước, đặc biệt là [...]
6 Comments
Hướng dẫn các cách làm cổ tử cung mở nhanh đẻ không đau
Càng về những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu nào cũng trở nên căng thẳng [...]
7 Comments