Xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền? Một trong những bước cần thiết để có thai kỳ khỏe mạnh đó là xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm này sẽ được thực hiện tương đối thường xuyên trong suốt thai kỳ, đòi hỏi một số nguyên tắc nhất định. Mục đích xét nghiệm máu để theo dõi các chỉ số nào? Hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu trong bài viết này!
Mục lục
Những điều cần biết về xét nghiệm máu khi mang thai
1.1 Mục đích của việc xét nghiệm máu khi mang thai
Xét nghiệm máu nói chung là việc xét nghiệm nhóm máu, đường huyết, các tỷ lệ khoáng chất trong máu hoặc các căn bệnh mà mẹ bầu có thể mắc phải. Mặc dù đây là loại xét nghiệm không bắt buộc nhưng nó có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu.
Có nên đi xét nghiệm máu khi mang thai hay không?Câu trả lời là nên và tùy từng mẹ bầu thực hiện xét nghiệm máu trong thai kỳ sẽ đáp ứng những mục đích khác nhau. Ví dụ:
- Xác định nhóm máu của mẹ và thai nhi,
- Xem xét chỉ số đường huyết, ngăn tiểu đường thai kỳ,
- Kiểm tra hàm lượng sắt có bị thiếu hụt nhiều hay ít?
- Xem mẹ có bị mắc các căn bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B, covid, Rubella,…
- Xét nghiệm kiểm tra huyết thống
- Kiểm tra giới tính thai nhi,…
Dù ở mục đích nào thì xét nghiệm máu khi mang thai cũng mang lại sự an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Xem thêm bài viết: 7 xét nghiệm khi mang thai 12 tuần sàng lọc dị tật thai nhi
1.2. Các chỉ số cần lưu ý khi có kết quả xét nghiệm máu
Các chỉ số thông thường khi xét nghiệm máu mà các mẹ cần phải quan tâm đó là:
- Chỉ số huyết đồ: Chỉ số này phân tích số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố,… Các chỉ số này là cơ sở để đánh giá nhiều bệnh lý trong cơ thể mẹ.
- Chỉ số đường huyết: Chỉ số này cho biết mẹ có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không? Huyết áp mẹ có cao hay không? Mẹ có bị tiểu đường thai kỳ không?
- Xác định nhóm máu: Yếu tố Rh trong nhóm máu rất quan trọng. Dựa vào chỉ số Rh của bố mẹ và thai nhi để xác định thai nhi có bình thường hay không? Nếu chỉ số Rh của mẹ âm, bố dương thì cần tiêm thêm globulin.
- Hàm lượng sắt trong máu: Xét nghiệm máu cho biết cơ thể mẹ thiếu máu ở mức độ nào? Cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng hoặc thức ăn để bổ sung sắt.
- Xoắn khuẩn giang mai: Thai nhi từ tháng thứ 5 sẽ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai và không thể phát phát triển, mẹ sẽ sinh non hoặc thai nhi có thể tử vong ngay sau sinh.
- Viêm gan B: Virus viêm gan B lây truyền rất nhanh từ cơ thể mẹ sang bào thai làm cho thai nhi viêm gan bẩm sinh.
- HIV: Kiểm tra HIV cần phải thực hiện trước khi mang thai để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Trường hợp sau khi mang thai mà phát hiện HIV thì tránh cho trẻ bú mẹ. Sau thời gian 1 tháng, 6 tháng và 18 tháng thì xét nghiệm lại cho bé.
- Sàng lọc dị tật thai nhi: Xét nghiệm máu cho thấy tình trạng của trẻ, phòng tránh dị tật thai nhi bẩm sinh có thể xảy ra.
1.3. Lưu ý quan trọng của việc xét nghiệm máu khi mang thai
Đi xét nghiệm máu khi mang thai không bắt buộc mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của mẹ. Thời gian xét nghiệm máu cũng không có quy định cụ thể.
Tuy nhiên, mẹ có thể dựa vào các mốc thời gian sau để xét nghiệm máu: Trước khi mang thai, mang thai tuần thứ 12, mang thai tuần thứ 28.
Để kết quả xét nghiệm máu có độ chính xác cao, mẹ nên xét nghiệm vào buổi sáng, nhịn ăn. Tránh uống các loại nước ngọt, sữa, hoa quả hoặc các thức uống có cồn, cafein trong 12 tiếng trước khi xét nghiệm máu.
Trường hợp mẹ không kiểm tra đường huyết mà chỉ thực hiện xét nghiệm HIV, cường giáp, thận,… thì không cần phải nhịn đói.
Xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu? Các mẹ nên lựa chọn xét nghiệm máu tại các trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa có uy tín để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm máu khi mang thai được rất nhiều mẹ quan tâm. Vậy xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền?
Thực tế, giá xét nghiệm máu khi mang thai sẽ phụ thuộc vào nhu cầu xét nghiệm các chỉ số cần thiết mà mẹ yêu cầu. Thông thường, mức phí trung bình sẽ giao động từ 60.000 đến 300.000 đồng.
Có nghĩa, mẹ yêu cầu thực hiện xét nghiệm nhiều chỉ số sẽ phải trả mức phí cao hơn những mẹ chỉ xét nghiệm đường huyết thông thường.
Dưới đây là chi phí dịch vụ xét nghiệm máu để các mẹ tham khảo:
- Chỉ số huyết đồ phí 60.000 đồng,
- Chỉ số đường huyết phí 25.000 đồng,
- HIV phí 100.000 đồng,
- Nhóm máu phí 70.000 đồng,…
Tại mỗi phòng khám hoặc trung tâm y tế đều có bảng giá niêm yết các dịch vụ. Do đó, các mẹ cần tham khảo chi tiết tại nơi mà mẹ thăm khám thường xuyên.
Kết luận
Xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của mẹ. Thực hiện xét nghiệm máu cũng chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Thói quen ăn uống của đàn ông và phụ nữ có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe
Đàn ông và phụ nữ có những sở thích khác nhau về đồ ăn. Đàn [...]
Cách kiêng cữ sau sinh vào mùa hè khoa học, an toàn nhất
Theo quan niệm dân gian, sau sinh sản phụ cần kiêng cữ đúng cách như: [...]
Bà bầu bị tê bì tay chân có nguy hiểm tới sức khỏe không?
Triệu chứng tê bì tay chân thường gặp ở phụ nữ đang mang thai nhất [...]
“Mẹ khỏe con khỏe là điều mình mong muốn” – Chị Minh Tú (Ba Đình, Hà Nội)
“Cả đời người phụ nữ chỉ sinh con có 1-2 lần. Vì thế, chẳng có [...]
2 Comments
Thực đơn sau sinh mổ dành cho các mẹ bỉm sữa có gì đặc biệt
Sau khi sinh mổ cơ thể của chị em phụ nữ thường bị đau nhức [...]
Sau sinh mổ ăn gì, kiêng gì giúp nhanh lành vết thương, sữa về nhiều
Sinh mổ được biết đỡ đau đớn hơn rất nhiều so với sinh thường, thế [...]