Mang thai tuần thứ 27: Thai nhi phát triển ra sao? Mẹ bầu cần ăn gì?

Bước sang tuần mang thai thứ 27 bé cần nhiều năng lượng nhiều hơn để phát triển. Vì thế, bạn cần hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Bài viết dưới đây, Bảo Hà Spa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi tuần 27 và chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Mục lục

Thai nhi tuần 27 phát triển như thế nào?

Thai nhi tuần 27 tuổi là mấy tháng? Tuần thai 27 tức là tháng thứ 6 thai kỳ. Lúc này, hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi sẽ nặng tầm 900 gram, dài khoảng 36cm tính từ đầu đến chân. Ở tuần thai này, mắt bé đã biết nhắm và mở. Bé cũng ngủ và thức theo khoảng thời gian cố định và có thể mút ngón tay.

Một số chuyên gia tin rằng, ở tuần thai thứ 27, thai nhi đã xuất hiện những giấc mơ. Chắc chắn não của thai nhi ở tuần thai 27 sẽ hoạt động nhiều hơn so với tuần mang thai thứ 26. Lúc này, nếp nhăn và các mô não cũng ngày càng tăng hơn.

Vậy thai nhi tuần thứ 27 đạp như thế nào? Các mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn những cử động nhịp nhàng của bé. Bé sẽ bị nấc cục trong vài giây. Bạn có thể cảm nhận rõ cảm giác kì cục này nhưng sẽ rất thú vị.

Xem thêm bài viết: Những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ

Mang thai tuần thứ 27: Thai nhi phát triển ra sao? Mẹ bầu cần ăn gì?
Mang thai tuần thứ 27

Những vấn đề bà bầu hay gặp trong tuần thai thứ 27

Trong tuần mang thai thứ 27 huyết áp của mẹ bầu sẽ tăng nhẹ. Bạn cũng bị tăng cân nhanh hoặc chân bị sưng phù do dấu hiệu của tiền sản giật.

Để cải thiện tình trạng đau nhức lưng hông trong thai kỳ hoặc giảm phù nề tê bì tay chân, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc massage bầu. Việc massage khi mang bầu sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau nhức mỏi, thư giãn và ngủ sâu giấc hơn.

Cũng trong tuần mang thai 27 này, nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo thì nên đi kiểm tra tại bệnh viện hoặc các phòng khám để được thăm khám kịp thời. Việc phát hiện bệnh nấm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng đến thai nhi.

Việc bị giãn tĩnh mạch cũng là triệu chứng thường xảy ra ở tuần thai 27. Nguyên nhân do trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn hơn sẽ làm tăng áp lực cho cơ thể của mẹ, tắc nghẽn các tĩnh mạch.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa

Mang thai tuần thứ 27 nên ăn gì?

Thai 27 tuần nên ăn gì? Một chế độ dinh dưỡng, hợp lý cần duy trì trong suốt thai kỳ. Vì thế, trong tuần mang thai thứ 27 này bạn hãy bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như: canxi, vitamin, protein, sắt, chất xơ…

Một số loại thực phẩm nên được ưu tiên trong khẩu phần ăn của bạn là bánh mỳ, nếp cẩm, ngũ cốc, đậu, hoa quả, thịt, cá, rau xanh…để giảm táo bón trong thai kỳ.

Thêm nữa trong tuần thai 27 này, việc bổ sung sữa cũng giúp cho bạn thêm DHA, canxi, omega-3, omega-6,… giúp thai nhi phát triển trí não toàn diện. Bên cạnh đó, các mẹ nên uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả hơn trong thai kỳ để hạn chế triệu chứng bị táo bón.

Một số món ăn bổ dưỡng cho bà bầu ở tuần 27: gà hầm hạt sen, gà các hầm thuốc bắc, canh đu đủ giò heo, cháo cá chép,…

Lưu ý: Bà bầu mang thai tuần 27 không nên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Các loại thức uống chứa caffein cũng nên tránh để giảm tình trạng giãn tĩnh mạch, tê nhức tay chân trong giai đoạn mang thai này.

Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 27: Nên uống nhiều nước lọc, bổ sung đủ vitamin có trong hoa quả.

Theo kinh nghiệm dân gian, từ giai đoạn này, bạn có thể suy nghĩ đến việc uống nước dừa trong thai kỳ để hạn chế tối đa tình trạng rạn da khi mang bầu, tóc khô xơ và bị rụng, làn da bị lão hóa. Đặc biệt, việc uống dừa lúc này cũng tránh mất nước, cải thiện tuần hoàn máu cho bà bầu, giúp da bé trắng hồng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Những xét nghiệm ở tuần thai thứ 27

Ở tuần thai thứ 27 này, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dựa vào nhu cầu thể trạng của mỗi mẹ bầu là khác nhau nhưng khi mang thai tuần 27, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo các mẹ thực hiện những xét nghiệm như sau:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Giãn tĩnh mạch ở chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
  • Vắc xin chống bệnh bạch hầu
  • Lên danh sách các câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận với bác sĩ về tuần thai 27.

Mang thai tuần 27 cần lưu ý những gì?

Ở tuần thai 27 cần lưu ý những gì để cả mẹ và bé đều khỏe? Chắc chắn ở tuần này trở đi, bé đã bắt đầu ổn định vị trí của mình để chuẩn bị bước vào giai đoạn chào đời. Lúc này, đầu của thai nhi và trọng lượng tử cung của mẹ sẽ phải nằm ổn định ở dây thần kinh hông, phần dưới cột sống của mẹ.

Do đó, việc dẫn đến triệu chứng đau nhức lưng dưới và hai chân là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, giảm đau nhức những vùng lưng hông, cổ vai gáy, tê bì phù nề tay chân, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:

Massage bầu:

Massage trị liệu các vùng lưng hông, cổ vai gáy, tay chân đều đặn 15-20 phút mỗi ngày vừa giúp mẹ bầu đang mang thai tuần 27 giảm mệt mỏi, đau nhức và được thư giãn, nhẹ nhàng. Bạn có thể nhờ chồng, người thân trong gia đình massage hoặc gọi dịch vụ massage bầu tại nhà.

Nếu có thời gian, mỗi tuần hãy cố gắng dành cho bản thân 1-2 buổi massage bầu tại các Spa bầu uy tín. Tại các Spa bầu đều có các bước chăm sóc massage chuyên sâu, giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh và thư giãn hơn.

Ngồi:

Đây là cách giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi, các cơ đau cho đôi chân và lưng của mình. Lúc này, mẹ hãy nằm xuống để làm giảm áp lực và thư giãn nhé!

Tập thể dục nhẹ nhàng:

Ngay tại nhà, mẹ bầu có thể thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng để làm giảm các cơn đau vùng lưng và chân. Hãy nghiêng xương chậu hoặc làm một số động tác co duỗi chân nhẹ nhàng.

Làm ấm những vùng đau nhức:

Lúc này, mẹ hãy lấy một miếng dán đặt lên những vùng đang bị đau nhức để xoa dịu cơn đau.

Một số phương pháp khác:

Một số liệu pháp giảm đau nhức chân, lưng khác mẹ bầu có thể tham khảo như châm cứu, nắn xương khớp, massage trị liệu tại nhà….

Ở tuần thai 27 này, bạn cũng đặc biệt lưu ý không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường hay chất béo để tránh việc tăng cân mất kiểm soát, thừa đường… Caffein cũng là một trong những tác nhân gây nên các bệnh giãn tĩnh mạch, tê nhức chân tay trong thời gian này. Vì thế, bạn hãy hạn chế những loại đồ uống này nhé!

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   
Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon