Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc massage mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Nếu massage đúng cách sẽ giúp bé duy trì tốt việc ăn ngủ hàng ngày, kích thích sự phát triển các giác quan, tạo cho bé yêu một thân hình cân đối, dẻo dai. Vậy thực chất lợi ích của việc massage với trẻ sơ sinh là gì? Bạn đọc hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết sau.
Mục lục
Tác dụng của việc massage với trẻ sơ sinh
Đối với sức khỏe và sự phát triển của bé
Thường xuyên massage cho trẻ nhỏ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Khi được massage thư giãn, bé sẽ ít quấy khóc hơn, kích thích hệ tiêu hóa giúp bé ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn. Đây cũng là lý do vì sao những bé thường xuyên được massage từ 3-5 liên tiếp, mỗi lần từ 3-5 phút sẽ phát triển cao gấp 3 lần so với các bé khác.
Đặc biệt với các bé sinh non, việc massage giúp bé đạt cân nặng chỉ tiêu ngang bằng với các bé đủ tháng nhanh hơn. Bởi lẽ, trong quá trình massage xoa bóp nhẹ nhàng có tác dụng kích thích dây thần kinh phế vị, cải thiện hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột, giúp bé ăn ngon và tăng cân nhanh. Thêm nữa, việc massage giúp hệ xương cơ cứng cáp hơn, nhịp tim được điều hòa, góp phần vào việc cải thiện hoạt động của não bộ.
Massage tạo ra khoảng thời gian hạnh phúc dành cho bé
Massage chính là khoảng thời gian hạnh phúc đặc biệt dành cho bé yêu. Bởi thông qua các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng trên cơ thể của bé sẽ sản sinh ra một loại hoocmone đặc biệt là Oxytocin. Loại hooc môn này mang lại cảm giác ấm áp, thư giãn và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi cho bé yêu của bạn.
Massage giúp loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể
Đây chính là cách giúp loại bỏ những độc tố có trong cơ thể của bé ra bên ngoài, giúp bé khỏa mạnh hơn. Vì các động tác massage, xoa bóp nhẹ nhàng sẽ làm tăng khả năng bài tiết, kích thích quá trình trao đổi chất ra bên ngoài làn da của bé.
Massage giúp tăng cường quá trình lưu thông máu
Việc massage có tác dụng làm tăng cường quá trình lưu thông máu, thúc đẩy hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn, giúp bé chống chọi với bệnh tật các loại virus gây bệnh hiệu quả.
Giảm chứng trầm cảm sau sinh
Nghe có vẻ lạ song thực tế lại cho thấy, việc massage giải phóng hormone Endorphins (nội tiết tố trong cơ thể) làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Chelsea& Westminster cho biết, bé thường xuyên được massage sẽ ít bị chứng trầm cảm sau sinh hơn so với những bé khác.
Có nên tự massage cho trẻ sơ sinh tại nhà?
Chắc hẳn đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay. Nếu mẹ bỉm sữa đã có kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng massage cho hoàn toàn có thể tự massage cho con tại nhà. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh sức đề kháng vẫn còn yếu, làn da mỏng manh lại rất dễ bị kích ứng.
Chính vì thế, ít nhất trong 1 tháng đầu tiên sau khi sinh, các mẹ nên cân nhắc thật kỹ việc tự massage cho con tại nhà. Đặc biệt đối với chị em mới làm mẹ lần đầu, tuyệt đối không tự mình massage cho trẻ sơ sinh trong 1 tháng đầu sau sinh.
Xem thêm: Cách massage cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng cách
Một vài lưu ý trước khi massage cho trẻ nhỏ
Thời điểm để massage cho trẻ sơ sinh
Không phải cứ massage cho bé lúc nào trong ngày cũng tốt. Thời điểm tốt nhất để massage cho bé là lúc bé đang cần được thư giãn như sau khi ngủ dậy vào buổi sáng từ 9-10 giờ.
Xem thêm: Dịch vụ tắm bé tại nhà – lợi ích bất ngờ giúp con khỏe mạnh
Chọn địa điểm để massage cho trẻ sơ sinh
Mẹ bỉm sữa nên chọn những địa điểm mà cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái là ngồi trên giường. Lưu ý mẹ chỉ được phép đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà khi bên dưới đã có khăn bông mềm để kê.
Nhiệt độ phòng massage
Tốt nhất với trẻ sơ sinh các mẹ nên chọn những phòng kín gió, nhiệt độ dao động từ 28 độ C đến 29 độ C. Vào mùa hè, mẹ bỉm sữa có thể tự điều chỉnh ở mức nhiệt phù hợp từ 26 độ C đến 27 độ C. Bởi nếu nhiệt độ và điều hòa ở chế độ quá lạnh, bộ phận điều hòa thân nhiệt ở não bộ của bé chưa kịp hoàn thiện, bé dễ bị “sốc thân nhiệt” rất nguy hiểm.
Thời gian massage cho trẻ sơ sinh là bao lâu?
Thông thường với trẻ sơ sinh từ 10 đến 12 tháng tuổi, thời gian cho 1 lần massage sẽ kéo dài từ 7 đến 10 phút. Với trẻ sơ sinh nhỏ hơn thì dao động từ 3 đến 5 phút là vừa.
Mẹ bỉm sữa phải rửa sạch tay trước khi massage
Mẹ phải chắc chắn rằng để đảm bảo sức khỏe cho bé, tránh nhiễm khuẩn cần phải rửa sạch tay trước khi massage. Thêm nữa, mẹ cũng nên cẩn thận móng tay của mình dễ làm xước da của bé.
=>>>> Dịch vụ massage cho bé
Quy trình tắm cho bé tại nhà, tắm trẻ sơ sinh tại Bảo Hà Spa
⚡Bước 1: Làm ấm vài giọt tinh dầu trong lòng bàn tay trước khi massage toàn thân cho bé.
⚡Bước 2: Đặt bàn tay bé vào giữa hai lòng bàn tay của bạn, nhẹ nhàng kéo từng ngón tay của bé và massage.
⚡Bước 3: Nhẹ nhàng chà lên phần trên cùng của bé. Sau đó massage nhẹ nhàng từng ngón chân và mu bàn chân của bé.
⚡Bước 4: Massage bụng của bé nhẹ nhàng bằng một tay và theo chiều kim đồng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
⚡Bước 5: Đặt nhẹ 2 bàn tay của mẹ lên ngực bé, dùng lòng bàn tay massage nhẹ nhàng quanh phần hông, phần giữa ngực rồi tiến dần đến phần phía vai.
⚡Bước 6: Đặt bé nằm trên bụng và massage lưng bé nhẹ nhàng. Động tác cũng gần tương tự như phần massage vùng ngực của bé.
Bảo Hà Spa cung cấp dịch vụ tắm – massage cho bé tại nhà uy tín, chuyên nghiệp
Ngoài dịch vụ chăm sóc bầu, dịch vụ chăm sóc sau sinh, dịch vụ Float phát triển toàn diện cho bé từ 2 đến 18 tháng tuổi, Bảo Hà Spa còn cung cấp thêm dịch vụ tắm – massage cho bé tại nhà uy tín, chuyên nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ của Bảo Hà Spa, các bé sẽ được cô chuyên viên massage tay chân – xương lưng hông – toàn thân với tinh dầu cao cấp để tránh vàng da, tránh táo bón, kích thích hệ tiêu hóa, giúp hệ xương cứng cáp, giúp bé ăn ngon và ngủ ngon hơn. Sau đó bé sẽ được tắm và vệ sinh sạch sẽ tay chân – mắt – mũi – miệng – BPSD.
Xem chi tiết: Dịch vụ tắm massage cho trẻ sơ sinh
Đăng ký trải nghiệm ngay dịch vụ tắm massage cho trẻ sơ sinh tại Bảo Hà Spa chỉ với 79K theo Hotline: 097 212 0818 (HN) hoặc 094 195 8186 (HCM).
——————–
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về những lợi ích của việc massage với trẻ sơ sinh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh để chăm sóc bé yêu phát triển toàn diện.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!