Viêm xương chậu viết tắt là PID là một hiện tượng viêm nhiễm cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Dưới đây là các nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống căn bệnh này.
Mục lục
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm xương chậu
Nguyên nhân bệnh viêm xương chậu
PID sinh ra do các vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan sinh sản qua cổ tử cung. Khi cổ tử cung bị viêm, các vi khuẩn từ âm đạo lại càng dễ dàng xâm nhập vào dạ con và ống dẫn trứng. Nguy cơ mắc bệnh viêm xuognw chậu càng tăng cao nếu bạn:
+ Mắc hoặc có nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục. Hai loại bệnh dễ dẫn đến viêm xương chậu nhất là bệnh lậu và chlamydia.
+ Đặt vòng tránh thai hoặc đã từng sảy thai.
+ Đã từng mắc bệnh từng mắc bệnh viêm xương chậu.
Triệu chứng bệnh viêm xương chậu
Bệnh viêm xương chậu không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc biệt, chỉ có những dấu hiểu rất nhỏ như chảy máu hay chảy dịch âm đạo. Nhiều phụ nữ không biết là mình đã mắc bệnh và mãi về sau họ mới biết khi thấy mình không thể mang thai hoặc thấy đau xương chậu. Khi sự viêm nhiễm đã lan ra thì triệu chứng phổ biến nhất là đau dưới thắt lưng. Người mắc bệnh cũng có thể thấy đau khi đi tiểu hoặc khi quan tình dục. Một số còn thấy bị sốt.
Cách phòng tránh và điều trị bệnh đau xương chậu
Việc chữa trị bệnh viêm xương chậu đúng cách đóng một vai trò rất quan trọng vì nếu không chữa đúng cách sẽ để lại sẹo và có thể gây ra chứng vô sinh, đau xương chậu và mang thai không đúng vị trí.
Tỷ lệ và nguy cơ mắc căn bệnh này đang ngày gia tăng do đó việc phòng chống bệnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Dựa vào những nguyên nhân ra bệnh mà bạn có thể biết một số phương pháp để phòng chống như luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, vệ sinh âm đạo sạch sẽ…
Trong trường hợp đã mắc bệnh thì người bệnh phải đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị nếu không sự viêm nhiễm sẽ càng lan rộng.
Bệnh nấm móng ở phụ nữ
Ngoài việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho những ngón tay, ngón chân, móng còn là một thứ vũ khí để tự vệ, tần công cào cấu; để gãi những cơn ngứa trên da; để bảo vệ đầu ngón tay ngón chân khỏi thương tích, đồng thời cũng có thể là chỉ báo dấu hiệu một vài khó khăn bệnh tật của cơ thể khi cấu trúc của móng thay đổi.
Cấu tạo móng
Móng mọc trực tiếp từ biểu bì (epidermis) và được cấu tạo bởi nhiều lớp đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin cũng là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào (matrix) có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng hình bán nguyệt, mầu trắng, nhìn rất rõ ở ngón tay cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được. Khác với xương, calcium không có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của móng.
Vào tháng thứ tư của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có móng trên đầu ngón tay ngón chân. Móng tăng trưởng liên tục suốt đời người chứ không gioogns như tóc, mọc ít năm, tạm ngưng một thời gian rồi mọc tiếp.
Các đặc tính của sự mọc móng
+ Móng mọc hướng ra đầu ngón tay, ngón chân, chứ không mọc thẳng đứng như tóc. Nguyên do là có một lớp da bao quanh chân móng, khiến cho sự tăng trưởng giới hạn hướng về phía trươc.
+ Mỗi ngày móng tay dài ra khoảng 0,1mm tức là từ 3 đến 5mm mỗi tháng. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân tới 2 hoặc 3 lần. Thời gian cần và đủ để thay mới trọn vẹn một móng là < 6 tháng.
+ Móng mọc chậm ở người cao tuổi, mọc nhanh hơn ở phụ nữ có thai, nam giới và người tuổi trẻ.
+ Móng ở ngón tay dài mọc nhanh hơn ở các ngón tay ngắn, có thể vì dễ bị chấn thương. Do đó móng ngón tay giữa mọc nhanh, trong khi đó móng ngón tay cái mọc chậm.
+ Móng tay mọc nhanh ở bàn tay huận, hay dùng, vì máu huyết dòn tới nhiều.
+ Vào mùa hạ, mong mọc nhanh hơn so với mùa đông, vì mùa hạ tay chân cử động nhiều, máu tới nhiều. Tương tự , vào ban ngày, móng mọc nhanh hơn về đêm.
+ Các chấn thương nhỏ vào móng, như cắn móng sẽ kích thích móng mau lành, do đó móng mọc dài ra nhanh hơn. Tương tự như liên tục bị cọ xát, da sẽ tạo lớp tế bào chai răn.
+ Suy dinh dưỡng, nóng sốt, bệnh trầm trọng sẽ trì hoãn sự tăng trưởng của móng.
+ Móng mọc nhanh ở người bị bệnh cường tuyến giáp.
+ Ngón tay gõ trên bàn phím máy vi tính, máy chữ, phím đàn dương cầm đều kích thích móng mọc nhanh.
Bệnh nấm móng
Nấm móng là nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các chẩn đoán bệnh nấm nông, là một bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, đầu bếp, giặt giũ quần áo, thợ uốn tóc – gội đầu, rửa xe, chăn nuôi… Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Ở thân mình, nấm vào da qua các chỗ xây xát nhẹ như: Vết trầy sướt, vết gãi, rồi từ đó lan từ giữa ra xung quan thành hình tròn với nhiều mụn nước ở ngoài rìa. Ở da đầu, nấm chui vào sợi tóc rồi tiến dần lên. Đối với móng, thì nấm xâm nhập bắt đầu từ bờ tự do hoặc các bờ bên rồi đi vào mầm móng.
Nguyên nhân gây nấm móng
Do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợ tơ (Dermatophytes: Micro – sporum, trichophyton, Epidermophyton) và nấm hạt men (Candida). Người bị bệnh này do tay chân thường xuyên bị ướt, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nấm móng
+ Bề mặt móng bị sần sùi, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tốn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen. Móng trở nên giòn và dễ vỡ.
+ Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc. Các móng có thể bốc mùi hôi khó chịu.
Ba hình thái thương tổn móng
+ Móng dày sừng: móng dày sừng, dưới móng có khối sừng mủn.
+ Móng teo: móng bị mủn, mòn dần từ bờ tự do đến chân móng.
+ Hình thái bình thường: móng bình thường có màu trắng hoặc màu vàng.
Ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ tự do của móng vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm candida). Viêm quanh móng do candida thường gặp ở móng tay, ít gặp ở móng chân. Bệnh gặp nhiều người làm nghề nội trợ, làm đậu phụ. Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ.
Khi bị nhiễm nấm ở các móng, nó sẽ nhanh chóng lan rộng khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường thường xuyên ẩm ướt, lây từ ngón này sang ngón khác trên cùng bàn tay, bàn chân hay có thể lan sang bàn tay, bàn chân bên kia và có tiến triển bệnh kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm.
Việc chẩn đoán và xác định bệnh nấm móng ngoài các triệu chứng lâm sàng, đôi khi bác sĩ chuyên khoa còn cần phải tìm vi nấm tại chỗ bằng cách soi trực tiếp và xem dưới kính hiển vi hoặc cấy bệnh phẩm trong môi trường nuôi cấy nấm.
Điều trị tổn thương móng
Thuốc bôi tại chỗ: Nếu bệnh nhân chỉ có 1 hoặc 2 tổn thương, chỉ cần dùng thuốc bôi chống nấm tại chỗ như dung dịch màu Castellani, salicylic acid 5% hoặc dùng một trong các thuốc bôi sau: Kem hoặc pommade Ketoconazole, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine …
Cách bôi: Rửa vào cạo sạch chỗ tổn thương móng, hong khô móng, sau đó bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.
Thuốc uống: Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân dựa trên 3 tiêu chuẩn:
+ Phổ tác dụng của thuốc chống nấm.
+ Dược động học của thuốc.
+ Biểu hiện lâm sàng.
Có thể dùng: Grisefulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Terbinafine,… (có tác dụng trên cả hai loại nấm) nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể dùng thêm các thuốc kháng viêm, kháng histamine hay kháng sinh nếu có thêm các triệu chứng khác.
Trong thời gian dùng thuốc kháng nấm, bệnh nhân cần hạn chế hay tốt nhất là tránh xa rượu, bia và những thức uống có chứa cồn khác vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với gan.
Thời gian điều trị tổn thương móng
Thường phải kéo dài ít nhất từ 3 – 6 tháng, có trường hợp hết 12 tháng, là thời gian cần để thay trọn vẹn móng mới. Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.
Phòng các bệnh về móng
+ Giữ bàn tay, bàn chân luôn luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với nước. Tránh ngâm tay chân trong thời gian dài dưới nước. Sau khi làm việc trong môi trường nước, cần rửa sạch, lau khô bàn tay, bàn chân ngay
+ Không dùng khăn ướt, không dùng chung khăn với người khác.
+ Thay tất, vớ mỗi ngày. Không nên mang tất, vớ từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng và dễ hút ẩm. Mồ hôi bàn chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.
+ Luôn cắt tỉa móng tay, móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng các ngón tay, ngón chân, không nên để quá dài. Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng tay móng chân, hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.
+ Thường xuyên rửa bàn tay, bàn chân cẩn thận và lau khô ngay sau khi rửa. Tránh tiếp xúc nhiều với các loại xà phòng, hóa chất.
+ Điều trị càng sớm càng tốt.
+ Nếu bệnh cứ kéo dài dai dẳng dù đã được điều trị thì nên thay đổi công việc khác nếu có điều kiện.
Những điểm cần lưu ý về móng
Phần lớn các trường hợp tổn thương móng đều xuất phát từ việc làm đẹp. Việc giũa móng không đúng cách sẽ làm đầu móng tưa ra. Trong tình trạng này, vi khuẩn – vi nấm có điều kiện dễ dàng xâm nhập gây nấm móng, hư móng. Thường các bạn gái dùng móng giả nhàm khỏa lấp khiếm khuyết của móng thật (tiện thể làm điệu luôn như tô vẽ, gắn “phù điêu”). Móng giả được gắn lên móng thật bằng keo hoặc “xi măng” đặc biệt, khi cần bóc ra phải dùng dung dịch trung hòa chất kết dính. Dùng chất tẩy rửa móng thường xuyên cây khô móng. Các loại hóa chất này kích ứng những phần da quanh móng gây viêm, ngứa, dị ứng và làm móng ngày càng vàng, mỏng dần, mất đi độ bóng cũng như mất đi lớp bảo vệ móng và rối loạn dinh dưỡng.
Đối với người có làn da nhạy cảm, việc dùng một số loại hóa chất để lót móng, sơn móng còn gây kích ứng da xung quanh. Khi sơn móng, đắp móng giả, cần phải để móng có thời gian nghỉ vì nếu làm liên tục lâu ngày sẽ gây thoái hóa móng.
Nếu gấp trong của móng có một phần da nhỏ xíu bò lên trên dìa móng gọi là lớp biểu bì (cuticle). Đây là phần rất quan trọng có nhiệm vụ ngăn chận nước, hóa chất, hoặc vi trùng xâm nhập vào trong nếp gấp trong và mầ móng. Tiếc thay những người làm nghề móng tay hoặc những người có thói quen cạo móng tay, dùng một số hóa chất để tẩy rửa phần da này và làm cho móng mất lớp biểu bì bảo vệ.
Khi làm móng, việc ngâm tay trong n ước lâu để làm mềm móng cũng dễ gây bệnh nấm móng hoặc bị lây lan bệnh do dụng cụ không sạch. Với những người có thói quen đi sơn móng, làm móng, tốt nhất là nên trang bị một bộ dụng cụ làm móng riêng để tránh lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh nấm móng, rối loạn dưỡng móng, viêm da dị ứng do tiếp xúc với hóa chất… như trên, đa số bệnh nhân lại thường tự điều trị bằng cách bôi thuốc có chất corticoid, chà chanh, ngâm rửa móng lâu trong nước. Việc điều trị không đúng này sẽ làm móng bị viêm ngày càng nặng và lan sang các móng khác.
XEM TIẾP CHƯƠNG
[post_connector_show_children slug=”chuong” parent=”2897″ link=”true” excerpt=”true”]
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Những lưu ý khi tắm trẻ sơ sinh | Hướng dẫn tắm bé sơ sinh chi tiết
Khi mới sinh cơ thể của bé rất non nớt. Việc tắm cho trẻ sẽ [...]
1 Comment
Chị em nô nức đi Spa bầu, Spa sau sinh tại Vĩnh Phúc chỉ với 199k
Không chỉ riêng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… Tại [...]
Phụ nữ sau sinh ăn dưa hấu có được không? | Dinh dưỡng sau sinh
Với tính giải khát và hỗ trợ giải nhiệt nhanh thì dưa hấu được bán [...]
Uống gì để thông tắc tia sữa hiệu quả tại nhà
Uống gì để thông tắc tia sữa đang là câu hỏi được rất nhiều mẹ [...]
Mẹ bầu có kiêng đi chúc Tết không? Mẹo kiêng cữ bầu Tết 2021
Chỉ hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021. Đây là [...]
Những thực phẩm tốt cho bà bầu vào mùa hè nóng bức
Thời tiết mùa hè nóng bức, khó chịu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe [...]