Ở tuần mang thai thứ 25 này, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức mỏi, ê ẩm lưng hông và tê bì tay chân vì tác động của hooc môn thai kỳ. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ, báo hiệu thai nhi của mẹ đang phát triển bình thường. Trong bài viết dưới đây, Bảo Hà Spa sẽ đề cập đến những thay đổi của mẹ và thai nhi trong tuần mang thai thứ 25. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Sự phát triển của thai nhi trong tuần mang bầu thứ 25
Trong tuần mang thai 25 này, thai nhi bắt đầu hình thành các bài tập hít thở một lượng nhỏ nước ối. Mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé cũng tốt và nhạy cảm hơn so với trước rất nhiều. Bé sẽ cảm nhận được giọng nói của mọi người xung quanh. Vì thế, ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé cách tốt nhất để gắn kết tình cảm gia đình với nhau.
So với tuần mang thai thứ 24, tuần thai 25 cơ thể của bé vẫn tiếp tục tích mỡ. Lúc này, bé sẽ nặng khoảng 750 gram và dài khoảng 35cm tính từ đầu đến chân. Nếu là bé trai, tinh hoàn của bé sẽ di chuyển dần vào bìu.
Cũng trong tuần thai thứ 25, hai bàn tay của bé đã phát triển đầy đủ. Thậm chí, bé đã tự nắm bàn tay lại và sử dụng tay để khám phá môi trường.
Mang bầu tuần thứ 25 cuộc sống của thai phụ thay đổi như thế nào?
Khoảng thời gian mang bầu này, bác sĩ thường khuyến cáo các mẹ nên tham gia các lớp học tiền sản, tập yoga nhẹ nhàng, tìm hiểu dịch vụ chăm sóc massage bầu tại Spa hoặc dịch vụ chăm sóc bầu tại nhà… để thư giãn, giải tỏa căng thẳng, ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, các mẹ vẫn tiếp tục theo nhịp sống sinh hoạt hàng ngày như: đi làm, nấu nướng… nhưng ở mức độ vừa phải và đảm bảo an toàn.
Tuần mang bầu thứ 25, huyết áp của mẹ vẫn tăng nhẹ.Thông thường huyết áp trong thai kỳ đạt mức thấp nhất ở tuần thứ 22 và tuần thứ 24. Cũng trong tuần thai này, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu liên quan đến tiền sản giật. Biểu hiện đặc trưng nhất là huyết áp cao và nồng độ protein tăng mạnh trong nước tiểu.
Tìm hiểu thêm về quy trình chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa
Nếu trong tuần mang thai này, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau nhức mỏi lưng hông cũng không nên quá lo lắng. Bởi lẽ, sự phát triển của thai nhi đã làm tử cung ngày càng lớn, kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng. Cộng thêm nội tiết tố thai kỳ thay đổi tác động và làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng.
Khoảng thời gian này, tâm lý của mẹ bầu cũng dễ bị kích động. Nếu bạn vẫn đi làm hãy lưu ý về những kích động ở môi trường công sở. Một kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý tại cơ quan, việc nhà sẽ giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Lời khuyên dành cho bạn trong tuần mang thai thứ 25
Về chế độ dinh dưỡng tuần thai 25
Trong kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để mẹ bầu tăng cường các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, mỗi tuần mẹ bầu cần đảm bảo tăng 1kg hoặc trung bình từ 2-3kg/tháng. Đối với thai nhi 25 tuần tuổi cân nặng trung bình khỏe mạnh là từ 660 gram đến 750 gram.
Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng tuần thai thứ 25, mẹ cần đặc biệt lưu ý như sau:
- Cần uống đủ từ 2 đến 2,5L nước mỗi ngày.
- Cách 4 tiếng nên bổ sung thêm thực phẩm vào cơ thể, chia đều thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để dễ tiêu hóa.
- Đường và tinh bột cần bổ sung vào cơ thể nhưng ở mức vừa phải. Trung bình mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung vào cơ thể từ 2-4 bát cơm.
- Nên uống nhiều sữa tươi hơn sữa bầu bằng cách bổ sung các loại sữa tươi không đường như: phô mai, sữa chua,… để bổ sung canxi và chất béo dễ tiêu hóa.
- Bổ sung nhiều chất đạm để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn khoảng 300 gram thịt mỗi ngày để thai nhi phát triển toàn diện và giảm nguy cơ bị sảy thai.
- Các loại ngũ cốc giàu tinh bột, chất xơ như ngũ cốc, gạo lức có tác dụng tăng nhu động ruột, dễ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón trong thai kỳ.
Xem thêm bài viết: Những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ
Vận động của mẹ bầu trong tuần thứ 25
Trong tuần thai thứ 25 này, việc tự chăm sóc bản thân là điều mẹ bầu nên ưu tiên. Mẹ bầu nên tìm những cách giảm đau nhức mỏi tại nhà. Tham khảo các gói dịch vụ chăm sóc bầu, tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ, bài tập giảm đau nhức lưng thai kỳ cũng là cách chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Những xét nghiệm trong tuần thai thứ 25
Cho đến tuần mang thai thứ 25, việc đi khám bác sĩ đã trở thành thói quen tốt dành cho các bà bầu. Bạn có thể dự liệu thăm khám các hạng mục như sau:
- Đo cân nặng và huyết áp trong tuần thứ 25
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
- Đo kích thước của tử cung
- Xét nghiệm máu xem thai phụ có bị thiếu máu thai kỳ hay không
- Tiêm vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu
- Chuẩn bị trước những câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc thai nhi trong tuần 25
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Những loại trái cây bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng từ các loại trái cây tươi ngon [...]
Cùng lắng nghe chia sẻ của các mẹ về dịch vụ tắm massage bé sơ sinh tại Bảo Hà Spa
Xem thêm nhiều video chia sẻ của các mẹ về dịch [...]
17 Comments
Sau khi sinh con bao lâu thì được nâng mũi? Thời điểm nào là tốt nhất?
Chào bác sĩ! Em mới sinh em bé được khoảng 5 tháng. Sinh xong nhan [...]
Mang thai lần 2 cần chuẩn bị những gì để thụ thai thành công?
Chuẩn bị mang thai lần 2 kỹ càng không chỉ giúp mẹ có được sức [...]
Đau bụng dưới sau sinh: Nguyên nhân, biện pháp giảm đau và lưu ý
Đau bụng dưới sau sinh là dấu hiệu bình thường do co thắt tử cung. [...]
Sau khi sinh có nên ăn dứa không các mẹ? Lưu ý khi ăn dứa là gì
Trong các loại trái cây tẩm bổ cho phụ nữ sau sinh, dứa là loại [...]
3 Comments