Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ khi bị đuối nước đúng kỹ thuật

Vào mùa hè tại nước ta ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước khi đi tắm biển, tắm hồ. Khi trẻ bị đuối nước nếu sơ cứu kịp thời thì có khả năng sẽ được cứu sống, ngược lại trường hợp tử vong cũng rất cao. Vì thế, cách sơ cứu trẻ khi bị đuối nước đúng kỹ thuật là việc rất quan trọng để hạn chế được những di chứng não sau này. Bạn đọc hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Mục lục

Đuối nước là gì?

Đuối nước (chết đuối) được định nghĩa là quá trình bị ngạt khi ở trong chất lỏng. Nó được phân loại theo kết quả sau: tử vong, các vấn đề sức khỏe đang diễn ra, và không có vấn đề về sức khỏe nào diễn ra. Chết đuối thường là nhanh chóng và im lặng, mặc dù trước đó nó sẽ tạo ra sự căng thẳng mà dễ thấy hơn trên người bị chìm. (Theo: wikipedia.org)

Đuối nước cũng là một dạng tai nạn thường gặp khi đi tắm biển, đi bơi, tắm hồ, chèo thuyền và các hoạt động dưới nước. Tuy nhiên, có những trường hợp bị đuối nước trong bồn tắm, chum vại, sông ngòi, nhất là ở trẻ nhỏ.

Quá trình đuối nước diễn ra như thế nào?

Khi bị ngạt nước, nạn nhân lúc này sẽ ngừng thở, tim đập chậm lại. Nếu thời gian ngừng thở tiếp tục kéo dài từ 20 giây đến 5 phút thì sẽ đạt đến ngưỡng gây co thắt thanh quản tức thì và cơn ngừng thở lúc này lại xuất hiện lần 2. Hậu quả cuối cùng là nhịp tim dần chậm lại, gây rối loạn nhịp tim và dẫn đến tử vong.

Lúc này để cứu sống nạn nhân cần phải ngăn chặn kịp thời tiến trình trên. Tốt nhất là phải sơ cứu người bệnh từ lúc bắt đầu ngừng thở 1-4 phút sau khi bị chìm nước và xử lý ngay các chấn thương kèm theo.

Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ – Cách sơ cứu khi trẻ bị đuối nước đúng khoa học

Về bản chất, khi áp dụng nguyên tắc cấp cứu tại chỗ cần khẩn trương và đúng với mục đích là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Việc làm đầu tiên là phải đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Khi cấp cứu trẻ ngay dưới nước, bạn cần phải nâng đầu bé nhô lên mặt nước để bé được thở. Nếu không biết bơi, bạn hãy lập tức hô hào hoặc gọi người hỗ trợ, tuyệt đối không vì hoảng loạn mà nhảy luôn xuống dưới nước.

Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ khi bị đuối nước đúng kỹ thuật
Việc sơ cứu khi trẻ bị đuối nước cần phải được thực hiện ngay

Sơ cứu trẻ bị đuối nước ở trạng thái ngừng thở

Ngay sau khi đã đưa được trẻ vào bờ, tiếp tục tiến hành các bước sơ cứu khi trẻ bị đuối nước. Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa so với bề mặt cứng. Nếu phát hiện thấy trẻ bị tím tái, tim ngừng đập và không có bất kỳ phản xạ nào hãy lập tức ấn tim ngoài lồng ngực của trẻ.

Kỹ thuật ấn tim ngoài lồng thực được thực hiện như sau:

  • Dùng hai tay chồng lên nhau sau đó đặt ngày vào vị trí một nửa dưới xương ức
  • Ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/phút
  • Khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải mềm móc đờm dãi, dị vật trong miệng của trẻ ra ngoài và liên tục hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo bằng miệng thổi miệng cho nạn nhân

Lưu ý trong trường hợp chỉ có một người tiến hành sơ cứu cho trẻ thì phải liên tục ấn tim ngoài lồng ngực từ 15 đến 30 nhịp, rồi hà hơi thổi ngạt 2 lần. Sau đó lại tiếp tục lặp lại việc ấn nhịp tim và hà hơi thôi ngạt cho đến khi trẻ tỉnh lại. Với trường hợp có 2 người sơ cứu trẻ bị đuối nước thì một người ấn tim ngoài lồng ngực còn 1 người hà hơi thổi ngạt. Kiên trì áp dụng phương pháp sơ cứu trẻ bị đuối nước này cho đến khi bé tỉnh lại và lập tức đưa đến cơ sở ở gần nhất.

Xem thêm bài viết: Trẻ sơ sinh sợ tắm do đâu Cách khắc phục nỗi sợ tắm cho trẻ hiệu quả

Sơ cứu khi trẻ bị đuối nước ở trạng thái còn thở

Với trẻ còn tự thở hãy cho trẻ tự nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt của trẻ ra và nhanh chóng giữ ấm cho trẻ bằng quần áo khô, khăn mềm. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở Y tế, bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

Cảnh giác với di chứng “chết đuối trên cạn” ở trẻ nhỏ

“Chết đuối trên cạn” thực chất là việc kiểm tra xem nạn nhân sau khi bị đuối nước có bị phù phổ cấp hay không. Vì thế, ngay sau khi tiến hành các bước sơ cứu trẻ bị đuối nước ban đầu hãy lập tức đưa trẻ đến các cơ sơ y tế để kiểm tra.

Thông thường một người khi đã bị đuối nước thì có thể có các dấu hiệu của phù phổi cấp như: đau ngực, khó thở, người mệt mỏi, thay đổi đột ngột hành vi… Những dấu hiệu này sẽ không dễ dàng phát hiện được, nhất là ở trẻ nhỏ. Nếu để các triệu chứng này kéo dài và không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Vì thế, các bạn cần đặc biệt lưu ý về dấu hiệu “chết đuối trên cạn” này.

Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu cho trẻ bị đuối nước

Thứ nhất, tuyệt đối không được dốc ngược người của trẻ lên và vác trẻ lên vai rồi chạy. Đây là hành động hoàn toàn phản khoa học. Bởi nó làm mất thời gian “vàng” để thực hiện việc hô hấp nhân tạo, ấn tim ngoài lồng ngực cho trẻ.

Thứ hai, tuyệt đối không hô hấp nhân tạo và thực hiện động tác ấn tim ngoài lồng ngực cho trẻ khi đang trên đường di chuyển trẻ tới bệnh việc. Việc làm này vừa làm mất thời gian cứu sống trẻ vừa gây ra các di chứng não sau này nếu trẻ còn sống. Nguyên nhân gây di chứng não cho trẻ là do thiếu oxy ở não trong một thời gian dài.

Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ khi bị đuối nước đúng kỹ thuật
Khi sơ cứu trẻ bị đuối dưới nước cần tuyệt đối không dốc ngược người trẻ lên.

Một số biện pháp phòng chống đuối nước ở trẻ nhỏ

Nhằm hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị đuối nước thương tâm, cha mẹ và người lớn cần có những biện pháp phòng chống đuối nước ở trẻ nhỏ như sau:

  • Cần làm cửa chắn, rào chắn quanh khu vực sông nước, ao hồ, biển, kênh mương, rảnh nước, giếng – nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước nhất
  • Đặt các biển cảnh báo đuối nước ở những nơi có nguy cơ trẻ bị đuối nước: sông, ao, hồ, mương, ngòi, vùng nước xoáy…
  • Sử dụng các loại nắp đậy bằng vật liệu đậy kín miệng bể nước, giếng khơi, các thùng chứa nước, chậu nước và bồn tắm
  • Giám sát nghiêm ngặt khi trẻ đến gần khu vực có nước. Đặc biệt không để trẻ dưới 4 tuổi một mình ngồi trong bồn tắm
  • Vào mùa mưa lũ cha mẹ phải đưa con đi học, nhất là những khu vực phải đi qua sông, suối
  • Cho trẻ tham gia các lớp học bơi, lớp học bổ sung kiến thức an toàn dưới nước, kỹ năng sống sót dưới nước
  • Luôn mặc áo phao cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như: thuyền, xuồng, đò…
  • Khi gặp các trường hợp trẻ bị đuối nước cần lập tức gọi người đến hỗ trợ. Người lớn chỉ được phép nhảy xuống cứu trẻ khi biết bơi và biết cách cấp cứu đuối nước

Nên cho trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi học Baby Floating – bơi nổi trong nước

Float hay còn gọi là thủy liệu pháp được biết đến là phương pháp học bơi cực kỳ tốt cho các bé sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Tại các nước phương tây như Úc, Mỹ, Float đặc biệt được ưa chuộng. Mặc dù mới du nhập vào nước ta, song phương pháp này được nhiều bà mẹ thông thái tại Việt Nam yêu thích.

Về bản chất, Float chính là giải phóng cơ thể của bé, giúp bé vận động các giác quan một cách sớm nhất, là tiền đề giúp phát triển các hoạt động bò,lật, đi và bơi sau này. Nếu kết hợp vừa float cho bé kết hợp với phương pháp kích thích sự phát triển các giác quan như Sensory và massage nhẹ nhàng, bé sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Float cho bé tại Bảo Hà Spa:

Vì thế, cha mẹ có thể cho trẻ sơ sinh tham gia học float tại các Spa chăm sóc bầu, Spa chăm sóc sau sinh và Spa chăm sóc bé. Trong 60 phút Float, bé sẽ được các cô chuyên viên làm quen với phương pháp Sensory qua việc nhận biết màu sắc, bảng Flashcard,… Đồng thời, bé cũng được massage thư giãn trước khi Float, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nhu động ruột của con, giúp bé ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn. Dịch vụ Float cho bé tại Hà Nội và Hồ Chí Minh có rất nhiều. Cha mẹ có thể tham khảo dịch vụ Float cho trẻ tại Bảo Hà Spa vừa uy tín, chuyên nghiệp lại chi phí vừa phải.

Hy vọng qua bài viết này quý độc giả sẽ có cách sơ cứu khi trẻ bị đuối nước hiệu quả. Hãy lưu ý luôn luôn ở bên trẻ và hạn chế cho con tiếp xúc với những khu vực gần nước để tránh xảy ra những trường hợp thương tâm.

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   
Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon