Bà bầu có nên ăn thanh long? Ăn thanh long cần lưu ý những gì?

Trong thai kỳ, bà bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và sức khỏe. Đặc biệt các loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất quý tốt cho mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu có nên ăn thanh long không? Ăn thanh long cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Mục lục

Bà bầu có nên ăn thanh long không?

Bà bầu có được ăn thanh long không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thanh long là loại quả khá lành. Thành phần chính của thanh long là nước, chiếm khoảng 87.6 gram. Protein chiếm 1.3 gram, carbohydrate chiêm 8.7 gram, chất xơ chiếm 1.8 gram, canxi chiêm 11mg, photpho chiếm 11mg và vitamin C chiếm 10mg.

Đây đều là những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, thanh long còn có vị chua ngọt nhẹ nhàng, là loại trái cây thanh nhiệt hiệu quả trong mùa hè.

Theo chuyên gia dinh dưỡng tại Canada cho biết, nếu mẹ bầu duy trì thói quen ăn thanh long đều đặn mỗi ngày, con sinh ra sẽ thông minh hơn hẳn so với các em bé khác. Đó cũng là lí do vì sao bà bầu nên ăn thanh long hàng ngày.

Bà bầu có nên ăn thanh long? Ăn thanh long cần lưu ý những gì?
Bà bầu có nên ăn thanh long không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thanh long là loại quả khá lành.

5 lợi ích của thanh long với bà bầu và thai nhi

Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Trong thai kỳ, bà bầu nên duy trì thói quen ăn thanh long hàng ngày để bổ sung vitamin C, canxi cho cơ thể. Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Còn canxi có trong thanh long giúp xương và răng của thai nhi được chắc khỏe, đảm bảo tốt cho sự phát triển của bé.

Tăng cường năng lượng cho cơ thể của bà bầu

Thành phần carbohydrate có trong thanh long rất dồi dào. Chất dinh dưỡng này có vai trò duy trì năng lượng tích cực cho cơ thể bà bầu và đảm bảo thai nhi luôn được phát triển toàn diện.

Ngăn ngừa táo bón thai kỳ hiệu quả

Với lượng nước dồi dào và chất xơ phong phú trong thanh long giúp hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động ổn định. Đặc biệt, thanh long còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi hiệu quả trong thai kỳ.

Ngăn ngừa khuyết tật, dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Folate có trong trái thanh long là chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho thai nhi. Theo đó, folate giúp bảo vệ thai nhi khỏi chứng dị tật ống thần kinh và dị tật bẩm sinh hiệu quả. Ngoài ra, vitamin nhóm B dồi dào trong loại trái cây này hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe và tăng sự phát triển của bào thai.

Giúp thai nhi phát triển não

Chất béo có trong trái thanh long là hợp chất có lợi để chuyển hóa thành năng lượng tốt nuôi dưỡng cơ thể. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần phát triển não. Chất béo trong thanh long tuy không nhiều nhưng lại hỗ trợ thai nhi phát triển não rất tốt.

Xem thêm bài viết: Bà bầu có nên ăn hồng ngâm? Ăn hồng giòn có sao không?

Bà bầu ăn thanh long cần lưu ý những gì?

Biết được bà bầu có nên ăn thanh long là một chuyện nhưng không phải ai cũng nắm lòng các lưu ý khi ăn loại quả này. Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé, khi ăn thanh long, bà bầu cần lưu ý như sau:

Những trường hợp nên hạn chế ăn thanh long

  • Mẹ bầu đang bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Mẹ bầu dễ bị dị ứng với những thực phẩm giàu protein.
  • Mẹ bầu dễ bị tiêu chảy hoặc đau bụng.
  • Mẹ bầu đang trong tình trạng mệt mỏi, stress.
Bà bầu có nên ăn thanh long? Ăn thanh long cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu đang bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không nên ăn thanh long

Hướng dẫn cách ăn thanh long an toàn, đúng cách

  • Lưu ý nên chọn thanh long tươi, sạch và để nơi thoáng mát khi mua từ chợ, siêu thị về.
  • Không sử dụng thanh long đã héo, bị bầm dập.
  • Cần rửa sạch thanh long trước khi ăn.
  • Không nên ăn thanh long quá nhiều. Mỗi ngày chỉ cần ăn một quả tầm 200-300gr là đủ.
  • Nên dùng thanh long xen kẽ với các loại trái cây khác để cân bằng lượng đường dung nạp.
  • Có thể dùng thanh long làm salad, sinh tố…. để đa dạng hóa món ăn và đỡ ngán cho mẹ bầu.

Gợi ý các món ngon từ trái thanh long cho mẹ bầu

Nước ép vỏ thanh long

Nguyên liệu: Vỏ thanh long đỏ, 250g nước lọc và 10g sữa đặc.

Cách làm: 

  • Thanh long bỏ hết vẩy và phần vỏ trơn láng bên ngoài. Phần ruột để ăn, còn phần vỏ bên trong sử dụng ép nước.
  • Vỏ thái hạt lựu nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm nước và sữa đặc, xay nhuyễn.

Sinh tố thanh long và sữa chua

Nguyên liệu: 1 quả thanh long, 250g sữa chua, 1 lượng mật ong vừa đủ

Cách làm:

  • Thanh long đỏ rửa sạch
  • Lấy ruột thanh long thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố.
  • Cho sữa chua vào đánh nhuyễn. Cho hỗn hợp ra cốc và thêm một lượng mật ong vừa đủ (tùy theo khẩu vị từng người).

Kem thanh long

Nguyên liệu: 2 quả thanh long, 50gr đường, 240ml nước cốt dừa và 1/2 quả chanh.

Cách làm:

  • Bỏ vỏ rồi cắt thanh long thành từng miếng nhỏ
  • Xay thật nhỏ thanh long với đường, nước cốt dừa và nước chanh.
  • Cho vào ngăn đá để đông là xong.

Bà bầu có nên ăn thanh long không và ăn thanh long cần lưu ý những gì thì đến đây bài viết các mẹ hẳn đã yên tâm rồi đúng không nhỉ? Thường xuyên theo dõi website của Bảo Hà để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích nhất mẹ nhé!

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon