Vào tháng mưa ngâu bà bầu cần lưu ý những gì?

Thời tiết ẩm thấp kéo dài vào mùa mưa ngâu khiến cơ thể của bà bầu trở nên nhạy cảm, dễ mệt mỏi và thường xuyên đau nhức. Đặc biệt trong mùa mưa, bà bầu rất dễ mắc các bệnh về da, đường hô hấp, hệ tiêu hóa… Những lưu ý hữu ích dưới đây sẽ đảm bảo sức khỏe, tâm trạng thoải mái, khỏe khoắn cho cả mẹ và thai nhi. Cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay nhé!

Mục lục

Đặc điểm của mùa mưa ngâu

Tại Việt Nam, mưa ngâu là hiện tượng thời tiết đặc trưng vào tháng 7 Âm lịch. Theo đó, mưa phổ biến vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, ngày 13 đến ngày 17 và ngày 23 đến ngày 27 Âm lịch.

Khác với mưa rào đầu hè, mùa mưa ngâu thường xuất hiện không liên tục. Vì thế trong dân gian mới có câu tục ngữ “vào mùng 3, ra mùng 7” hay “trời mưa sụt sùi” để chỉ mùa mưa ngâu tháng 7 Âm lịch.

Theo quan niệm dân gian xưa, vào tháng 7 Âm lịch thường kiêng các việc lớn, cưới hỏi, xây nhà,… Đặc biệt vào ngày mùng 7 tháng 7 và ngày Rằm tháng 7.

Những điều bà bầu cần lưu ý vào tháng mưa ngâu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào mùa mưa

Theo các bác sĩ khuyến cáo, vào mùa mưa bà bầu nên kết thân với những thực phẩm giàu vitamin, tăng cường sức đề kháng tốt như: tỏi, khoai lang, súp lơ xanh, hàu… Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm các món ăn vặt cho bà bầu vào mùa mưa để nhâm nhi như: cháo sườn, hạt dẻ, bắp luộc, súp…

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bà bầu phải đảm bảo đủ vitamin, chất xơ có trong các loại rau củ quả. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên bổ sung vào cơ thể thêm sữa chua, các loại sữa… Những loại thực phẩm này vừa có tác dụng tăng cường sức đề kháng vừa kích thích hệ tiêu hóa, chống vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.

Vào tháng mưa ngâu bà bầu cần lưu ý những gì?
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa cũng cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất xơ và khoáng chất.

Kết hợp tập thể dục, vận động nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe

Nhiệt độ giảm mạnh đột ngột là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa,… cho bà bầu. Ngoài việc bổ sung một chế ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bà bầu nên kết hợp các bài tập thể dục, vận động nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe.

Rất đơn giản, bạn có thể vận động nhẹ nhàng tại nhà thông qua các bài tập yoga thư giãn tinh thần, ngồi thiền thả lỏng cơ thể… Nếu có thể, bạn hãy dành từ 15 đến 20 phút mỗi ngày hít thở không khí trong lành bằng cách đi dạo xung quanh công viên, bờ hồ…

Các bài tập massage thư giãn trong thai kỳ được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng. Theo đó, việc massage thư giãn thường xuyên từ tháng thứ 4 trở đi vừa giúp bà bầu giảm đau nhức mỏi lưng hông, cổ vai gáy, giải tỏa căng thẳng vừa giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Xem thêm bài viết: Có thể bạn chưa biết lợi ích của việc massage trong thai kỳ

Bạn có thể tìm đến các dịch vụ chăm sóc bầu, Spa bầu để được thư giãn, chăm sóc sức khỏe toàn diện trong thai kỳ sẽ rất tốt. Tại các Spa bầu chuyên nghiệp sẽ có những gói dịch vụ, quy trình cũng như các bước chăm sóc massage bài bản chuyên sâu, tác động chính xác vào từng bộ phận đau nhức mỏi trên cơ thể của mẹ.

Đặc biệt, nếu được chăm sóc từ 8-12 buổi, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe khoắn, tinh thần thư giãn và làn da mịn màng, trắng sáng.

Tìm hiểu chi tiết quy trình chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa:

Giữ ấm cơ thể cho bà bầu trong tháng mưa ngâu

Giai đoạn bầu bí, cơ thể cũng như sức đề kháng của bà bầu thường yếu hơn so với người bình thường. Đặc biệt vào mùa mưa môi trường rất ẩm thấp, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho bà bầu vào mùa mưa ngâu phải chú ý đến việc giữ ấm cơ thể. Theo đó, bà bầu phải mặc vừa đủ ấm để tránh cảm lạnh, ốm sốt.

Trang phục mặc đẹp cho bà bầu 2020 vào mùa mưa luôn kèm theo những chiếc áo khoác mỏng, cadigan. Tốt nhất, bạn nên chọn những bộ quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu mềm mịn.

Trong trường hợp trời mưa to kèm theo gió lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, bà bầu nên mang theo tất tay, tất chân, mặc áo khoác mỏng để tránh cảm lạnh.

Chú ý đến việc đi lại vào tháng mưa ngâu

Vào mùa mưa, thời tiết khá ẩm thấp, mặt đường hay các sảnh tại tòa nhà, nơi làm việc, nơi công cộng… thường rất trơn trượt. Vì thế, bà bầu cần đi lại cẩn thận. Đi chậm và hạn chế đi lại trong những khu vực có nền trơn trượt.

Để tránh bị té ngã dẫn đến tình trạng động thai, dọa sảy thai nên chọn những loại dép chống trơn trượt cho bà bầu là tốt nhất. Loại dép này thường có đế thấp, độ bám cao.

Cách phòng bệnh cho bà bầu vào tháng mưa ngâu

Nguyên tắc bất di bất diệt để phòng bệnh chính là ngừa bệnh ngay từ đầu. Tương tự vào mùa mưa ngây, thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ giảm sâu dễ khiến bà bầu mắc phải những bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa…

Vào tháng mưa ngâu bà bầu cần lưu ý những gì?
tháng mưa ngâu ảnh hưởng gì đến bà bầu

Dưới đây là một vài bệnh điển hình cũng như cách ngăn ngừa bệnh vào mùa mưa cho bà bầu hiệu quả:

Với các bệnh về đường hô hấp

Môi trường ẩm ướt, nhiệt độ hạ đột ngột là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Vì thế, bà bầu cần chủ động tăng cường sức đề kháng của mình bằng cách:

  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như: tỏi, cần tây, cà chua, cam,…
  • Uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế tối đa việc thức khuya. Ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.

Trong trường mẹ bầu đã bị cảm cúm có thể kết hợp các món ăn trị cảm như: soup gà, các món về cà rốt, trà gừng mật ong, nước ép bưởi, trà hoa cúc, trà xanh, nước ấm mật ong…

Bên cạnh đó, khi bị dính nước mưa, bà bầu cần lập tức thay quần áo và giữ người được khô ráo để tránh cảm cúm. Bạn cũng có thể xông hơi bằng các loại lá cây để nhanh khỏi bệnh.

Các bệnh về xương khớp

Từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu sẽ cảm nhận những cơn đau nhức mỏi lưng hông, cổ vai gáy diễn ra nhiều hơn. Đặc biệt với sự chuyển lạnh đột ngột của thời tiết sẽ khiến mạch máu ngoại vi bị giảm. Điều này gây ra các cơn đau nhức xương khớp, thắt lưng…

Nếu không chủ động phòng bệnh ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của bà bầu và thai nhi. Theo đó, bà bầu nên:

  • Có chế độ dinh dưỡng, ăn uống, thể thao và ngủ nghỉ hợp lý, điều độ.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để các khớp xương duy trì được sự trơn tru, hoạt động tốt hơn…

Bệnh sốt xuất huyết

Đây là bệnh mà bà bầu thường xuyên gặp phải trong mùa mưa. Bệnh do siêu vi trùng Dengue di truyền từ người bệnh sang người lành. Nếu thai phụ bị sốt xuất huyết sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Không điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời, bà bầu có nguy cơ bị suy thai, sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt trong một số trường hợp tiểu cầu hạ sẽ dẫn đến sinh non, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: máu chảy khó cầm, tiền sản giật….

Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bà bầu vào mùa mưa, cần:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ đầy đủ: tăng cường các loại rau củ quả giàu vitamin, uống nhiều nước,…
  • Chủ động mang theo áo mưa khi ra ngoài đường, tránh nước mưa dẫn đến tình trạng bị nhiễm lạnh.
  • Dọn dẹp vệ sinh quanh nhà, những khu vực tồn đọng nước quanh vườn, ao, hồ, sông ngòi…
  • Khi ngủ thai phụ nên mắc màn, mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt.

Ngoài những bệnh trên, vào mùa mưa bà bầu thường gặp các bệnh khác như: cảm cúm, sổ mũi, tiêu chảy, táo bón,…

Để chủ động phòng bệnh vào mùa mưa hiệu quả, bà bầu cần:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
  • Uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Trong trường hợp phải đi ra ngoài, hãy chọn những đôi giày kín để tránh chân tiếp xúc với nước bẩn và bùn đất.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: dùng các chất khử trùng vệ sinh sạch nhà tắm, nhà bếp, sàn nhà… Cần có các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của ruồi, muỗi, gián…
  • Hạn chế ăn uống vỉa hè, hàng quán: bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả giàu vitamin cho cơ thể.

Một vài kiêng kỵ cho bà bầu vào tháng mưa ngâu

Vào tháng mưa ngâu cũng chính là tháng cô hồn (tháng 7 Âm lịch hàng năm). Theo đó tháng cô hồn là thời gian của ma quỷ. Nhất là vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch – ngày xá tội vong nhân – Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ quay trở về dương gian.

Theo quan niệm dân gian xưa “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, để tránh xui xẻo gặp vận hạn, bà bầu nên tìm hiểu những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn sau đây:

Bà bầu nên hạn chế đi đêm về hôm trong tháng cô hồn

Đêm là khoảng thời gian âm khí lên cao. Theo tâm linh, để tránh bị ma quỷ trêu đùa, bà bầu nên hạn chế ra đường vào khoảng thời gian từ 10 giờ đêm trở đi.

Xét về góc độ khoa học, ban đêm thường có nhiều sương và hơi lạnh. Bà bầu ra đường vào giờ này rất dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm cúm, ho…

Tìm hiểu thêm bài viết: Mẹ bầu có nên đi chúc Tết không? Mẹo kiêng cữ Tết 2020 cho bà bầu

Không phơi quần áo vào ban đêm

Với những bà bầu đang ở kỳ tam cá nguyệt thứ ba có tâm lý chuẩn bị sớm quần áo cho con. Tuy nhiên, vào tháng 7 cô hồn bà bầu không nên mua quần áo cũng như phơi quần áo vừa giặt vào ban đêm.

Theo quan niệm xưa, nếu phơi quần áo vào ban đêm, các vong hồn vẩn vương thường sẽ “mượn” quần áo của người trần để lại “quỷ khí”. Thêm nữa, quần áo phơi vào ban đêm ở ngoài trời thường dễ sinh nấm mốc, các loại vi khuẩn gây bệnh…

Nếu bà bầu thường xuyên mặc quần áo ẩm ướt trong mùa mưa sẽ bị các loại vi khuẩn gây bệnh hắc lào, dị ứng, suy hô hấp, nấm ngứa… Để lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Vào tháng cô hồn bà bầu kiêng gội đầu – chải tóc vào ban đêm

Thực chất chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc gội đầu – chải tóc vào ban đêm dễ bị các vong hồn vương vấn quấy phá. Dưới góc độ khoa học đây cũng là điều cấm kỵ với các bà bầu. Bởi, việc gội đầu vào ban đêm dễ khiến bà bầu bị cảm lạnh, sốt hay đau đầu.

Bà bầu kiêng kỵ đi chùa vào tháng cô hồn

Tháng 7 cô hồn tại các địa điểm tâm linh tại chùa thường diễn ra các hoạt động cúng lễ để triệu tập các linh hồn về bố thí đồ ăn, tiền vàng và đọc kinh giúp họ được siêu thoát. Vì thế, bà bầu không nên đi đến những nơi này để tránh bị ma quỷ trêu đùa, đi theo.

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   
Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon