Trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, cả nước đã ghi nhận được 664 trường hợp trẻ em sốt phát ban nghi sởi. Tình trạng này xảy ra rải rác ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và Nam. Vậy cha mẹ cần phải làm gì để nhận biết cũng như phòng bệnh dịch sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi không ảnh hưởng đến sức khỏe của con? Bạn đọc hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Mới đây Sở Y tế Hà Nội đã ghi nhận 114 trường hợp trẻ em bị mắc bệnh sởi. Số ca mắc sởi xuất hiện ở 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chủ yếu tập trung vào những trường hợp trẻ em chưa được tiêm phòng bệnh sởi hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Tp.Hồ Chí Minh cho biết, trung bình cứ hơn 100 ca trẻ em nhập viện thì đều liên quan hết đến bệnh sởi. Trong đó, các địa phương có trẻ nhỏ mắc bệnh sởi phổ biến là quận 8, quận 12, quận Bình Tân và Thủ Đức.
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch sởi tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đang có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, dịch sởi đang diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng mạnh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Mục lục
Bệnh sở là gì?
Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối bằng dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. (Theo: Wikipedia.org). Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Bệnh sởi tuy không gây tử vong nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và khiến trẻ em suy dinh dưỡng. Về cơ bản, từ sau 7-14 ngày hệ miễn dịch của con người sẽ tự động loại bỏ loại virus gây hại này.
Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là gì?
Thông thường, mỗi người sẽ gặp phải bệnh sởi 1 lần. Vì thế, trẻ em dưới 1 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi ít có khả năng bị mắc bệnh hơn do có hệ miễn dịch thừa hưởng tử sữa mẹ.
Bệnh sởi do một loại virus thuộc nhóm Paramyxo gây ra. Loại virus này thường tồn tại ở họng và máu của người bệnh từ khi ủ bệnh đến phát ban. Khi người bị bệnh sởi hắt hơi, sổ mũi, ho sẽ khiến virus phát ban phát tán nhanh chóng trong không khí.
Bệnh sởi lây qua những đường nào?
Bệnh sởi vốn lây lan từ người sang người. Bệnh này chủ yếu sẽ lây nhiễm qua các con đường sau:
- Đường hô hấp: Khi hít phải virus gây bệnh có trong không khí
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi
- Tiếp xúc với bề mặt có virus gây bệnh sởi
Giai đoạn lây nhiễm bệnh sởi thường xảy ra từ 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi bệnh nhân phát ban. Một người mắc bệnh sởi có thể lây lan và truyền cho khoảng 20 người khác.
Cách nhận biết triệu chứng bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi
Giai đoạn ủ bệnh sởi: 10-12 ngày sau khi nhiễm virus. Lúc này, bé sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn và biếng chơi.
Giai đoạn khởi phát bệnh sởi: Trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn, sẽ sốt từ 38,5 – 40 độ C. Trẻ dễ quấy khóc, hay hắt hơi, ho khan, sổ mũi và người lả đi. Đặc biệt, trong giai đoạn khởi phát bệnh sởi này, trẻ dưới 1 tuổi còn có các triệu chứng sau:
- Trẻ ăn vào và dễ bị nôn, trớ ra ngoài hay tiêu chảy
- Trẻ có hiện tượng xuất hiện niêm mạc
- Mắt trẻ có hiện tượng phù mí, chảy nước mắt, sợ ánh sáng
- Trên khuôn mặt trẻ xuất hiện các nốt hồng ban li ti, chấm trắng, nhỏ
Giai đoạn toàn phát bệnh sởi: Lúc này, bé sẽ sốt cao từ 39-40 độ, kèm theo co giật, mê sảng và phát ban nốt mụn rầm rộ quanh người. Tại những vị trí có màu đỏ hoặc đỏ tía, cảm giác sẽ rất sần, xuất hiện từng mảng hình bầu dục. Trong giai đoạn toàn phát bệnh này, thứ tự phát ban trên người trẻ như sau:
- Ngày thứ nhất: Trẻ sẽ xuất hiện phát ban ở chân tóc, sau gáy, má đầu, mặt và cổ
- Ngày thứ hai: Trẻ sẽ phát ban xuống ngực, hai tay
- Ngày thứ ba: Trẻ sẽ phát ban xuống bụng, hai chân
Bệnh sởi sẽ phát ban trên người của trẻ từ 2-3 ngày rồi lặn theo đúng trình tự đã mọc. Tuy nhiên, khi hết bệnh trên da của trẻ nhỏ sẽ xuất hiện những vết thâm, khô ráp. Nhìn chung, khi thấy con có những dấu hiệu đáng nghi của bệnh sởi, cha mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị sớm. Nếu để lâu, bệnh có thể gây nguy hiểm và thậm chí gây tử vong.
Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè khoa học, đúng cách.
Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ sản nhi cho biết, bệnh sởi tiến triển rất nhanh, nặng và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Với những trường hợp trẻ đã từng có tiền sử về bệnh tim, bệnh phổi mãn tính hay suy giảm hệ miễn dịch thì việc mắc phải bệnh sởi là điều khó tránh khỏi.
Những biến chứng đặc biệt nguy hiểm mà trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hay gặp phải khi mắc bệnh sởi:
- Tiêu chảy, ói mửa: Tình trạng tiêu chảy do bệnh sởi gây ra thường nguy hiểm và đặc biệt nghiêm trọng hơn so với tiêu chảy cấp do virus gây ra.
- Viêm thanh quản: triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên khi phát bệnh. Trẻ lúc này sẽ bị đau họng, khó thở và co thắt thanh quản.
- Viêm phổi: Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi vừa bị sởi vừa bị viêm phổi thường là 1/20. Khi đó, trẻ dễ bị khó thở, sốt rất cao.
- Viêm tai giữa: Đây là biến chứng hay gặp nhất ở những người bị bệnh sởi. Tỷ lệ xảy ra là 1/10 trẻ mắc bệnh sởi.
- Loét giác mạc: Loét giác mạc sẽ dẫn đến mù lòa. Biến chứng này sẽ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin D.
- Viêm não: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi mắc chiếm khoảng 1/1000 trường hợp. Viêm não sẽ để lại biến chứng rất nguy hiểm và để lại biến chứng rất nặng nè. Trẻ khi gặp biến chứng này có thể bị hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong.
- Viêm màng não: Trẻ bị mắc bệnh sởi có thể bị viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ, viêm tại do bội nhiễm.
Cách phòng bệnh dịch sởi ở trẻ dưới 1 tuổi
Cách phòng bệnh dịch sởi ở trẻ em dưới 1 tuổi:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ đầy đủ. Tại Việt Nam, bé được tiêm phòng mũi vắc xin phòng bệnh sởi đầu tiêm lúc 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 là 18 tháng tuổi (Vắc-xin phòng bệnh sởi chỉ có hiệu quả 95% khi trẻ được 12 tháng tuổi và 98% khi trẻ được 15 tháng tuổi)
- Khi có dịch sởi, cần cách ly trẻ khỏi nguồn bệnh. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh, không nên đưa trẻ đến nơi có đông đúc, khó kiểm soát.
- Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, tránh gió lùa và ánh sáng mạnh. Phòng của bé cũng phải đảm bảo vệ sinh, thông thoáng.
- Cha mẹ nên cho con ăn thức ăn lỏng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì lúc chuẩn bị phát bệnh trẻ rất mệt và biếng ăn.
- Khử khuẩn và vệ sinh đồ chơi của trẻ hàng ngày. Cho con mặc đồ rộng và mềm.
Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đúng cách, khoa học
Tính thời điểm hiện tại, chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh sởi. Việc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị chứng bệnh. Vì thế, cha mẹ cần phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh sởi ở trẻ chủ yếu bằng các cách sau:
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ sơ sinh rất cần thiết. Hàng ngày, cha mẹ nên vệ sinh da dẻ, răng – miệng – mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa mặt – lau mắt và lau người bằng nước ấm cho trẻ. Thường xuyên lau miệng bằng các loại khăn mềm, sạch.
Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ, thoáng đáng môi trường xung quanh bé. Khử trùng, sát khuẩn đồ dùng cá nhân, đồ chơi của con. Quần áo của con cũng cần giặt bằng nước nóng, phơi đồ nơi có nắng và thoáng gió.
Tìm hiểu thêm dịch vụ tắm bé tại nhà, tắm trẻ sơ sinh tại Bảo Hà Spa:
Điều trị cơn sốt và giảm đau cho trẻ khi mắc bệnh sởi
Khi con bị mắc bệnh sởi, mẹ hãy cho bé uống Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm sốt, giảm đau và mỏi. Tuy nhiên, mẹ hãy trực tiếp hỏi bác sĩ nếu không chắc chắn nên dùng loại thuốc nào. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn ấm để giảm sốt cho con. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh hoặc nước đá chườm lên, vì sẽ làm các đốt phát ban lan rộng nhiều hơn.
Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ khi bị sởi
Với những trường hợp trẻ bị sởi dưới 1 tuổi, mẹ chỉ nên cho ăn các loại thức ăn nhẹ, lỏng và dễ tiêu hóa như: cháo thịt nạc, rau xanh, soup rau củ, những thực phẩm giàu protid và carotene. Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, củ cải, táo, lê, cà rốt… để giúp con nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe.
Trong giai đoạn đặc biệt này, mẹ không nên cho con ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như: thủy sản, cá rô, tôm nõn, cá diếc, nghêu, cá chép, cua, thịt chó, thịt dê, thịt gà, vịt, ngựa, các loại côn trùng như châu chấu, kén nhộng, hoa hồi, bột hạt cải…
Lưu ý các loại thuốc giảm ho của Tây Y
Trẻ dưới 1 tuổi bị sởi kèm theo triệu chứng ho nhiều, mẹ hãy cho con uống thuốc giảm ho bằng thảo dược. Tuyệt đối không cho con uống các loại thuốc giảm ho hay chống đờm, chống sổ mũi của Tây y.
Thêm nữa, mẹ nên cho trẻ uống nước ấm, đặc biệt là nước đã pha có mật ong và chanh để giảm chất nhầy trong đường hô hấp, giúp con nhanh giảm ho.
Trong trường hợp con bị sốt cao, mẹ hãy cho bé uống thật nhiều nước. Bởi giai đoạn bị sởi cơ thể của mẹ bị thường bị mất nước rất lớn. Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Bởi khói thuốc lá càng làm tăng nguy cơ khiến bé gặp phải biến chứng viêm tai giữa hay viêm phổi. Vì thế, những thành viên trong gia đình, người thân không ai hút thuốc lá được lại gần bé.
Bổ sung thêm vitamin A cho trẻ
Theo nhiều nghiêm cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng, điều trị bằng vitamin A sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng ở trẻ nhỏ đang mắc sởi. Cụ thế, theo Tổ chức WHO khuyến cáo, việc bổ sung vitamin A cho con cần được điều chỉnh phù hợp theo từng độ tuổi. Cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ.
- Trẻ sơ sinh từ 6 -11 tháng tuổi: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
- Trẻ sơ sinh lâm sàng có dấu hiệu thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau, mẹ hãy bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi
Cách chăm trẻ dưới 1 tuổi khi bị bệnh sởi
- Mẹ hãy thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý hoặc muối nhỏ mắt, mũi được bác sĩ đã chỉ định để vệ sinh mắt, mũi cho trẻ hàng ngày
- Cho trẻ nằm ở phòng thoáng, tránh gió lùa và cách ly với những đứa trẻ khác
- Không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy khi con bị tiêu chảy do sởi. Hãy cho con uống bù nước bằng dung dịch Oresol hoặc nước dừa tươi, soup rau củ, cháo thịt nạc.
- Nếu trẻ không có biến chứng nào kèm theo thì không cần dùng thuốc kháng sinh mà chỉ cần dùng vitamin B1, C liều cao. Trường hợp trẻ bị sốt trên 39 độ, cần đi khám bác sỹ.
Cần đưa trẻ đang mắc bệnh sởi đến gặp bác sĩ lập tức khi có các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao liên tục từ 39-40 độ
- Trẻ khó thở, thở nhanh
- Trẻ mệt mỏi, không ăn uống được gì,…
- Phát ban toàn thân và vẫn sốt
Hy vọng với cách nhận biết và điều trị bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi mà Bảo Hà Spa vừa cung cấp, các Mom sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc con một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm nhất cho sức khỏe. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Cách chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành, nhanh liền sẹo
Phương pháp sinh mổ được nhiều mẹ bầu lựa chọn vì sự tiện lợi, hạn [...]
1 Comment
Cách tính chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho người mẹ như thế nào?
Cách tính chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh đang được rất nhiều người người [...]
3 Comments
Hằng Túi là ai? Hot Mom 4 con xinh đẹp nổi tiếng nhất nhì MXH
Chắc hẳn với những bà mẹ bỉm sữa thông thái, mỗi khi nhắc đến Hằng [...]
Nhượng quyền Spa là gì? Nhượng quyền thương hiệu Bảo Hà Spa
Mục lục Nhượng quyền Spa là gì? Nhượng quyền thương hiệu Spa (nhượng quyền thương [...]
1 Comment
Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào thời tiết giao mùa nồm ẩm
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết nồm ẩm, nóng lạnh bất thường, trẻ sơ [...]
Mẹ nên massage giảm béo sau sinh vào thời điểm nào?
Sau sinh, cơ thể chị em thường yếu hơn so với bình thường, đồng thời [...]
1 Comment