Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh vào mùa hè bằng mẹo dân gian, không cần dùng thuốc nhưng vẫn hiệu quả, đảm bảo an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Dưới đây là những cách chữa hăm cho bé sơ sinh trong những ngày nóng bức, khó chịu được nhiều mẹ áp dụng thành công tại nhà. Cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
5 cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh từ nhẹ đến nặng
Tìm hiểu những triệu chứng, dấu hiệu hăm tã từ sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa, điều trị và tránh cảm giác khó chịu, đau đớn cho bé. Theo đó, triệu chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh được chia thành 5 cấp độ từ nhẹ đến nặng như sau:
Hăm tã ở trẻ sơ sinh cấp độ 1 (cấp độ nhẹ)
Ở mức độ hăm tã nhẹ nhất này, bố mẹ sẽ nhìn thấy vùng da ở mông, háng của bé xuất hiện những đốm mụn nhỏ li ti có màu ửng hồng, khô ráo và không bị ẩm ướt.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh cấp độ 2 (cấp độ trung bình nhẹ)
So với cấp độ 1, hăm tã ở trẻ sơ sinh cấp độ 2 vẫn xuất hiện các đốm mụn màu ửng hồng, nhưng nhiều và nằm rải rác quanh vùng mông và háng.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh cấp độ 3 (cấp độ trung bình)
Các vết hăm tã của bé sẽ xuất hiện nhiều, nổi ửng đỏ và rõ ràng hơn.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh cấp độ 4 (trung bình nặng)
Lúc này, bố mẹ quan sát vùng da quanh mông và háng của bé sẽ thấy các vết hăm nổi rõ, dày đặc, thậm chí là xuất hiện cả mụn mủ.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh cấp độ 5 (cấp độ nặng)
Với mức độ hăm tã nặng các vết hăm sẽ xuất hiện rõ, đậm ở nhiều mảng da trên mông và háng. Da của bé sẽ bị sưng, phù nề và có mủ.
Mẹo trị hăm tã cho trẻ sơ sinh mùa hè
Không cần sử dụng thuốc vẫn đảm bảo quá trình trị hăm tã cho trẻ sơ sinh tại nhà vào mùa hè hiệu quả, an toàn với những cách sau đây!
Nguyên tắc chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh
Tùy vào từng mức độ hăm khác nhau, bố mẹ sẽ lựa chọn được cách trị hăm tã cho bé phù hợp nhất. Dù là phương pháp chữa hăm cho trẻ sơ sinh nào đi nữa, bố mẹ cũng phải đảm bảo các nguyên tắc điều trị như sau:
Thứ nhất – Luôn vệ sinh sạch sẽ mông, bẹn của bé sơ sinh bằng nước ấm, nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Thứ hai – Luôn giữ cho vùng da ở mông, bẹn của bé được khô thoáng. Sau khi vệ sinh, hãy dùng khăn vải mềm, sạch thấm lên vùng da bị hăm ở mông, bẹn. Bố mẹ lưu ý, hãy lau khô da của bé thật nhẹ nhàng, không chà xát mạnh gây kích ứng da bé.
Thứ ba – Thoa một lớp mỏng kem trị hăm tã lên vùng da ở mông, bẹn cho bé. Hãy chọn loại kem trị hăm cho bé sơ sinh phù hợp hoặc nhờ sự tư vấn từ bác sĩ.
Thứ tư – Chọn loại bỉm vải mềm, thoáng khí và vừa vặn với cân nặng của bé.
Thứ năm – Không sử dụng các loại sữa tắm chứa thành phần gây kích ứng da, có chất hóa học… sẽ làm các vết hăm trở nên nghiêm trọng hơn.
Thứ sáu – Tắm cho bé bằng các loại nước lá thảo dược như lá khế, lá trầu không, lá trà xanh… vừa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé vừa không gây kích ứng da.
Thảo dược tắm Hatomo với chiết xuất 6 thành phần thảo dược thiên nhiên (kinh giới, tía tô, sài đất, xuyên tâm liên, kê huyết đằng, cúc tần) có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ da, ngăn ngừa các triệu chứng rôm sảy, mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh hiệu quả, đặc biệt vào mùa hè thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao.
Lưu ý, với những bé sơ sinh đang ở cấp độ hăm tã nặng kèm theo các triệu chứng mụn mủ, da sưng phù, sần sùi… sau khi thoa kem chống hăm lên da, bố mẹ không nên mặc bỉm để vùng da ở mông, bẹn của bé được khô thoáng.
Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Chữa hăm tã cho bé sơ sinh bằng dầu dừa có hiệu quả không? Đây là một trong những mẹo trị hăm cho bé hiệu quả, được nhiều mẹ áp dụng. Theo đó, dầu dừa vốn là một chất lỏng, được chiết xuất từ cơm dừa của những trái dừa già.
Dầu dừa mang lại nhiều tác dụng đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của người lớn và trẻ nhỏ. Trong dầu dừa có acid béo, axit lauric, vitamin E, vitamin K có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, kháng khuẩn và dưỡng ẩm da hiệu quả cho bé sơ sinh.
Dù đặc biệt an toàn nhưng mẹ cũng nên lưu ý sử dụng một lượng dầu dừa vừa đủ bôi lên da của bé xem có gây ra tác dụng phụ hay không. Nếu không thấy da của bé bị kích ứng thì mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dầu dừa để trị hăm cho bé.
Cách 1: Trị hăm tã cho bé sơ sinh bằng cách thoa dầu dừa trực tiếp lên da
- Bước 1: Vệ sinh sạch và lau khô vùng da bị hăm của bé.
- Bước 2: Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị hăm của bé. Nếu dầu dừa ở dạng rắn, mẹ hãy hâm với nước nóng để dầu dừa chuyển sang dạng lỏng.
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng dầu dừa lên da để hợp chất nhanh thẩm thấu lên da.
- Bước 4: Để dầu dừa khô rồi mặc bỉm cho bé.
Cách 2: Trị hăm tã cho bé sơ sinh vào mùa hè bằng dầu dừa và tinh dầu hạt nho
- Bước 1: Hòa 2 giọt tinh dầu hạt nho và 2 thìa dầu dừa cùng 100ml – 200ml nước ấm.
- Bước 2: Cho hỗn hợp vừa làm vào một chiếc bình xịt. Xịt đều hỗn hợp lên vùng da bị hăm của bé.
- Bước 3: Để khoảng 10 phút để da của bé được khô thoáng và mặc bỉm mới cho bé.
Cách 3: Trị hăm cho bé tại nhà bằng dầu dừa và dầu oải hương
- Bước 1: Trộn đều 1 thìa dầu oải hương và 3 thìa dầu dừa với nhau.
- Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị hăm của bé.
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng vùng da bị hăm tã.
- Bước 4: Sau 30 phút hãy rửa thật sạch và lau khô vùng da bị hăm rồi mặc tã mới cho bé.
Lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình trị hăm, bố mẹ nên chọn mua dầu dừa nguyên chất ở những địa chỉ uy tín. Bên cạnh đó, quá trình điều trị hăm tã cho bé sơ sinh bằng dầu dừa nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa, làn da của bé. Do đó, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều mẹo chữa hăm cho bé khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè khoa học, đúng cách
Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Theo trang Beingtheparent.com, tinh dầu tràm nguyên chất là một trong sản phẩm có tính kháng khuẩn cao, nên được dùng để trị hăm tã, ngăn ngừa côn trùng cắn và giúp nhanh làm lành các vết tổn thương trên da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Để chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm, bố mẹ hãy thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Trộn đều 3 giọt tinh dầu tràm với 2 giọt dầu nền (loại dùng để pha loãng tinh dầu nguyên chất).
- Bước 2: Thoa đều lên vùng da bị hăm của trẻ sơ sinh.
Thực hiện cách này liên tục từ 1-2 lần/ngày, chắc chắn bạn sẽ thấy vùng da bị hăm tã của bé sẽ thuyên giảm hẳn.
Chữa hăm tã cho bé sơ sinh bằng lá khế
Trong Đông Y, ngoài lá trầu không, lá chè xanh thì lá khế cũng được xếp vào danh sách các loại thảo dược trị hăm cho bé hiệu quả. Theo đó, loại lá này có tính lạnh, vị chát giúp tiêu viêm, sát khuẩn, giảm ngứa, tán nhiệt tốt.
Cách 1: Chữa hăm tã cho bé bằng nước tắm lá khế
Để trị hăm cho bé hiệu quả, đầu tiên, bố mẹ hãy chọn những cành lá khế xanh và tươi. Sau đó, đem ngâm lá khế với nước muối loãng trong 30 phút. Tiếp tục, nấu lá khế cùng với 1 -2 lít nước sạch.
Dùng nước lá khế vừa đun ở dạng ấm để tắm cho bé. Riêng phần lá khế mẹ có thể chà nhẹ nhàng lên da của bé, đặc biệt là những vùng da đang bị hăm tã.
Thực hiện việc tắm nước lá khê trị hăm tã cho bé 1-2 lần/ngày trong 1 tuần liền, chắc chắn các vết hăm sẽ bớt hẳn.
Cách 2: Trị hăm tã cho bé bằng lá khế và muối trắng
Nếu mẹ không có nhiều thời gian để đun nước tắm lá khế, hãy dùng lá khế xanh, rửa sạch giã nát cùng với một ít muối trắng. Tiếp tục hòa hỗn hợp trên với 1 lít nước ấm. Dùng vải xô hoặc khăn mềm thấm nước này để lau các vùng da bị hăm thật nhẹ nhàng. Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày.
2.5. Chữa hăm tã cho bé bằng lá trà xanh
Chè xanh hay trà xanh có chứa nhiều thành phần có tác dụng chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Cụ thể, thành phần Tanin chiếm 20% trong lá trà xanh có tính sát khuẩn, làm nhanh các vết tổn thương do hăm tã gây ra. Thành phần Polyphenol chống oxy hóa, bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. Thành phần vitamin B1, B2 và C giúp nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho bé sơ sinh.
Xem thêm quy trình tắm và vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh tại Bảo Hà Spa
Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng nước lá chè xanh
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi 300 gram, rửa sạch và vò nát nhẹ.
- Bước 2: Cho lá chè xanh vừa chuẩn bị đun sôi cùng 1 lít nước. Đổ nước lá chè xanh ra chậu để nguội.
- Bước 3: Dùng lá chè xanh đã đun sôi chà nhẹ lên vùng da bị hăm tã. Sau đó, dùng nước chè xanh để tắm cho bé.
Ngoài cách tắm cho bé bằng lá chè xanh, bố mẹ có thể giã nát một nắm trà xanh tươi, chắt lấy nước và thoa lên vùng da bị hăm tã của bé.
Lưu ý, có nhiều trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với lá chè xanh. Vì thế, mẹ nên thoa một chút nước cốt lá chè xanh lên vùng da hăm của bé để xem có bị kích ứng hay không.
Trị hăm cho bé sơ sinh bằng sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé mà còn góp phần ngăn ngừa vi khuẩn và chống lại các tác nhân gây nên triệu chứng hăm tã. Thành phần vitamin, khoáng chất có trong sữa mẹ giúp dưỡng ẩm, tái tạo da và nhanh làm lành các vết tổn thương trên da.
Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm, sau đó dùng khăn vải mềm, lau khô nhẹ nhàng.
- Bước 2: Thoa đều vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm và massage nhẹ nhàng từ 3-5 phút.
- Bước 3: Để khô da của bé rồi mới mặc lại bỉm cho bé.
Lưu ý: Thực hiện cách trị hăm bằng sữa mẹ nên áp dụng từ 1-2 lần/ngày. Nên sử dụng phần sữa đầu (tức là sữa trong) để trị hăm tã. Không nên dùng sữa cuối (sữa có màu trắng đục) vì nó chứa nhiều chất béo, rất dễ làm tắc lỗ chân lông của bé.
Trị hăm tã cho bé sơ sinh bằng lá trầu không
Chữa hăm cho trẻ nhỏ bằng lá trầu không có hiệu quả không? Sử dụng lá trầu không là phương pháp chữa hăm cho bé sơ sinh tự nhiên được nhiều mẹ áp dụng thành công tại nhà. Trong Đông Y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng nên mang lại nhiều công dụng với sức khỏe.
Ngoài việc chữa cảm cúm, hạ sốt thì trầu không có tác dụng tiêu viêm, kháng viêm và diệt khuẩn trên da của bé hiệu quả. Để trị hăm trên da bằng lá trầu không, bố mẹ thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 4-5 lá trầu không tươi, già, không úa, không quá non và không bị sâu.
- Bước 2: Rửa sạch lá trầu không đã chuẩn bị và cho đun cùng 1 lít nước sạch.
- Bước 3: Đun sôi trong vòng 5 phút để các dưỡng chất từ lá trầu không ngấm vào nước.
- Bước 4: Dùng khăn vải mềm nhẹ nhàng thấm nước lá trầu không và thoa lên vùng da bị hăm của bé.
Lưu ý: Phương pháp tắm lá nước trầu không trị hăm tã cho trẻ sơ sinh chỉ mang lại công dụng hiệu quả với những trường hợp hăm nhẹ. Mẹ nên thực hiện việc tắm nước lá trầu cho bé đều đặn từ 3-4 lần/tuần để mang lại hiệu quả.
Mẹo chữa hăm tã cho bé sơ sinh bằng khổ qua
Mướp đắng (khổ qua) – một loại quả rất quen thuộc, được sử dụng nhiều để chế biến thành các món ăn vừa thơm ngon vừa giàu dinh dưỡng. Với sức khỏe, mướp đắng còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Theo Y học hiện đại, mướp đắng đã được chứng minh có nhiều dược tính tương tự như thuốc kháng sinh tự nhiên. Vì thế, loại quả này vừa có tính sát khuẩn cao vừa làm các vết tổn thương trên da nhanh lành.
Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng mướp đắng có rất nhiều cách khác nhau. Dưới đây, Bảo Hà Spa sẽ hướng dẫn bố mẹ 2 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng mướp đắng đơn giản, dễ thực hiện nhất.
Cách 1 – Tắm nước lá mướp đắng trị hăm cho bé sơ sinh
Với cách làm này, mẹ chỉ cần chuẩn bị từ 2-3 quả mướp đắng tươi, già. Sau đó, rửa sạch và đem ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Tiếp tục, giã nát mướp đắng và cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước.
Để nước mướp đắng nguội rồi dùng vải xô lọc lấy phần nước, bỏ bã. Tiếp tục dùng khăn vải mềm thấm nước mướp đắng và thoa đều lên các vùng mông, háng hay vùng da bị hăm của bé.
Thực hiện mẹo trị hăm tã cho bé sơ sinh bằng mướp đắng này hàng ngày bố mẹ sẽ thấy tình trạng hăm của bé được thuyên giảm.
Cách 2 – Tắm nước mướp đắng cùng lá kinh giới
Mướp đắng 2 quả tươi, già cùng 1 nắm lá kinh giới sau khi đã rửa sạch cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Dùng khăn vải xô lọc nguyên lấy phần nước, bỏ bã và đem đun sôi cùng 1 lít nước sạch.
Để nước nguội và tắm cho bé. Dùng vải mềm thấm nước tắm khổ qua, kinh giới lên vùng da bị hăm của bé.
Lưu ý khi chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh mẹ cần tránh
Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh không khó. Tuy nhiên, khi chăm sóc và trị hăm tã cho bé, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý như sau để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn;
- Khi bé có các dấu hiệu hăm tã, tuyệt đối không sử dụng phấn rôm hay bột ngô để bôi lên da của bé. Những loại bột này sẽ càng làm tình trạng hăm tã trở nên nặng hơn, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Không sử dụng các loại sữa tắm, xà bông có mùi thơm để tắm, vệ sinh cho bé hàng ngày. Bởi những sản phẩm đều chứa thành phần hóa chất, hương liệu rất dễ gây kích ứng da.
- Không sử dụng các loại khăn ướt có thành phần Propylene Glycol để lau da cho bé sẽ dễ kích ứng da và làm lây lan vi khuẩn nhanh hơn.
- Không tự ý sử dụng các loại kem trị hăm, thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Mùa hè, hăm tã là một trong những triệu chứng mà bé sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ gặp phải. Áp dụng đúng các mẹo trị hăm tã cho trẻ sơ sinh vào mùa hè kịp thời, đúng cách chắc chắn bé sẽ nhanh khỏi bệnh và không để lại biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Chúc các mẹ áp dụng thành công các phương pháp này!
I do not know whether it’s just me or if everybody else
experiencing problems with your site. It seems like some of the written text within your posts are running off the screen. Can someone else please
provide feedback and let me know if this is happening to
them as well? This could be a problem with my browser because
I’ve had this happen previously. Thank you!
It’s going to be ending of mine day, except before finish I am reading this impressive post to improve my
knowledge.
Howdy! Do you know if they make any plugins to help with SEO?
I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords but I’m
not seeing very good gains. If you know of any please share.
Appreciate it! I saw similar text here: Eco wool