Bệnh thường gặp ở phụ nữ, nguyên nhân và cách điều trị

Chứng đau nửa đầu khác với nhức đầu bình thường. Những chuyên gia nghiên cứu về chứng đau nửa đầu ước tính trong năm phụ nữ thì có một người mắc phải chứng đau nửa đầu vào một giai đoạn nào đó trong suốt cuộc đời, và khoảng 15% số người mắc chứng đau nửa đầu vào giai đoạn đầu của thai kỳ (hầu hết là vào ba tháng đầu tiên).

Đau nửa đầu làm đau nhói dữ dội một bên đầu. Cơn đau có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ, nếu không được điều trị, cơn đau có thể nặng hơn do những hoạt động cơ thể. Đau nửa đầu có thể xuất hiện kèm theo những triệu chứng khác như buồn nôn, nôn hay nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.

Một số người bị chứng đau nửa đầu chỉ cảm thấy hiện tượng đau thoáng qua, đó là cơn nhức đầu đến trước bởi những triệu chứng có thể bao gồm cả việc thay đổi thị giác (như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng), có cảm giác tê cóng hoặc người “rần rần như kiến bò”, người yếu đi và ú ớ (chứng rồi loạn âm thanh). Những triệu chứng này có thể bắt đầu một tiếng trước khi một cơn đau nửa đầu xảy đến và kéo dài một giờ.

Thật may mắn, khoảng chừng hai phần ba phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu nhận thấy, những cơn đau thuyên giảm từ trong thời gian mang thai. Triệu chứng này gần giống như triệu chứng đau nửa đầu khi gần tới kỳ kinh nguyệt hay trong lúc hành kinh. Một phần ba những “bà bầu”, số còn lại, thì thậm chí họ thấy chứng đau đầu trở nên nặng và thường xuyên hơn.

Ngay cả khi bạn nằm trong số những người kém may mắn này, thì cũng nên lạc quan rằng những phụ nữ bị bệnh đau nửa đầu không hề có nguy cơ biến chứng thai kỳ nhiều hơn những người phụ nữ khác.

Mục lục

Chứng đau âm đạo ở phụ nữ

Triệu chứng

Âm đạo như một cái ống cấu tạo bởi các cơ đàn hồi, dài khoảng 8cm, nối âm hộ với tử cung. Tất cả các hiện tượng đau âm đạo cần phải đi khám phụ khoa ngay.

Người bị đau âm đạo thường thấy đau âm ỉ liên tục ở bụng dưới. Cũng có người chỉ bị đau trong thời gian thấy kinh hoặc trong khi giao hợp.

Người bệnh có thể có cảm giác đau ở âm hộ hoặc ở sâu bên trong. Trường hợp đau sâu bên trong có liên quan tới những bộ phận như: bàng quang, trực tràng, dạ con, ống dẫn trứng, buồng trứng, v.v… Cần phải đi khám phụ khoa cẩn thận mới xác định được đúng bệnh.

Cần phải làm gì nếu đau âm đạo?

Người bệnh cần phải biết chính xác xem cảm giác đau ở đâu, đau lúc nào, có các hiện tượng gì kèm theo (như sốt, có khí hư…). Trường hợp sốt, có khí hư hoặc thấy âm hộ bị đau nhiều cần phải tới bác sĩ ngay.

Chuẩn đoán và điều trị đau âm đạo

Bác sĩ sẽ khám âm hộ, dùng mỏ vịt khám âm đạo hoặc khám bằng tay, lấy một ít mẫu để xét nghiệm và nếu thấy cần thiết, yêu cầu bệnh nhân đi siêu âm. Thường thì chỉ cần như vậy cũng đủ để bác sĩ xác định được bệnh rồi.

Bệnh nhân có thể bị các bệnh ở ngoài âm hộ như: viêm âm hộ cấp tính do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng các tuyến Bartholin nằm ở lối vào âm đạo. Chứng này làm người bệnh rất đau và thường phải chính để nặn mủ ra. Bệnh rộp âm đạo (herpes) cũng là bệnh gây đau nhiều.

Các bệnh gây cảm giác đau sâu bên trong là nhiễm trùng âm đạo sinh ra nhiều khí hư. Việc dùng thuốc điều trị phải tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh như trichomonas, monilia v.v…; hoặc nhiễm trùng tử cung, vòi trứng, buồng trứng do ký sinh trùng chlamydia, trùng gonocoque của bệnh lậu, cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, cảm giác trên còn có thể do đau đoạn cuối ruột già, đau ruột thừa, đau trực tràng, v.v…

Nếu chỉ đau khi giao hợp thì có thể do xây sát nhỏ ở bộ phận sinh dục hoặc đôi khi chỉ là sự sợ hãi có tính chất tâm lý mà thôi.

Viêm vòi trứng cấp tính

Nguyên nhân viêm vòi trứng cấp tính

Vòi trứng, còn được gọi là vòi Fallope, bị viêm và sưng lên do vi trùng.

Chứng viêm vòi trứng thường gặp ở nhiều phụ nữ trẻ có thể gây ra những hậu quả đáng tiếp như chứng vô sinh, chửa ngoài dạ con, viêm mãn tính gây đau đớn.

Sự viêm nhiễm thường xảy ra do bị lây qua đường tình dục rồi phát triển dần lên các bộ phận ở trên: mới đầu là âm đạo rồi đến cổ tử cung, buồng tử cung, vòi trứng. Đa số trường hợp do ký sinh trùng chlamydia nhưng cũng có cả vi trùng bệnh lậu (gonocoque) và vi khuẩn cô-li.

Việc mang vòng tránh thai, nạo thai, đụng chạm tới tử cung, giữ vệ sinh bộ phận sinh dục kém, đều làm tăng khả năng gây bệnh.

Triệu chứng viêm vòi trứng cấp tính

Người bệnh thấy âm hộ có chất dịch màu vàng nhạt tới vàng đậm, có mùi hôi từ âm đạo chảy ra kèm theo các hiện tượng sốt, đau ở bụng dưới, đôi khi buồn nôn hoặc nôn ói, đi đái dắt (lúc nào cũng buồn đi), tiểu thấy nóng, rát và có thể thấy có ít huyết.

Cần phải làm gì khi bị viêm vòi trứng cấp tính

Cần đi khám bệnh ngay khi có hiện tượng sốt, đau bụng dưới và chảy mủ ở bộ phận sinh dục. Trong khi chờ đợi, có thể nằm nghỉ, chườm bụng bằng nước ấm, không nên uống thuốc gì trước khi gặp bác sĩ.

Hiện tượng nôn ói biểu hiện căn bệnh đã nặng thêm, có khả năng dẫn tới chứng viêm phúc mạc (màng bụng).

Chuẩn đoán và điều trị viêm vòi trứng cấp tính

Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nằm lại bệnh viện để theo dõi, làm các xét nghiệm cần thiết như: thử máu, siêu âm, lấy mẫu các điểm bị viêm để xét nghiệm. Các chứng bệnh có thể xảy ra là: viêm vòi trứng, có điểm sưng mủ bị vỡ làm nhiễm trùng màng bụng. Bác sĩ cũng khám cẩn thận để chắc chắn đây không phải là trường hợp viêm ruột thừa hoặc chửa ngoài dạ con.

Các thuốc kháng sinh được dùng phải phù hợp với các mẫu ký sinh trùng lấy ở cổ tử cung hoặc ở tử cung để xét nghiệm. Trường hợp vòi trứng bị sưng mủ nhiều cần phải phẫu thuật để cắt bỏ. Đôi khi phải rửa và làm vệ sinh ổ bụng.

Người đàn ông đã quan hệ tình dục với người bệnh cần phải đi khám và điều trị kịp thời để tránh lây đi lây lại giữa hai người.

Chửa ngoài dạ con

Đây là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ ở ngoài dạ con (ngoài tử cung) và thường gắn mình vào vòi trứng là phần nối buồng trứng với tử cung.

Hiện tượng chửa ngoài dạ con

Đây là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ ở ngoài dạ con (ngoài tử cung) và thường gắn mình vào vòi trứng là phần nối buồng trứng với tử cung.

Hiện tượng chửa ngoài dạ con rất hay xảy ra nhưng không còn nguy hiểm cho sản phụ nữa, vì ngày nay, nhờ vào phương pháp siêu âm, người ta thường phát hiện được sự cố này và có biện pháp đối phó.

Trứng càng làm tổ sâu vào vòi trứng bao nhiêu thì càng làm tổn hại cho vòi trứng bấy nhiêu. Nếu trứng làm tổ ở phần hẹp của vòi (eo vòi) thì có nguy cơ làm vỡ vòi.

Sau khi trứng đã thụ tinh từ 4 đến 7 ngày mà trứng vẫn chưa di chuyển được tới tử cung thì sẽ xảy ra sự cố chửa ngoài dạ con. Những nguyên nhân chính gây ra sự chậm di chuyển này có thể được chia thành 2 loại:

  • Vòi trứng bị viêm nhiễm bởi một số vi trùng như gonocoque, chlamydia v.v … hoặc do những vết sẹo của một cuộc phẫu thuật trước đó.
  • Do rối loạn về hormon, thí dụ người bệnh đã dùng thuốc có hormon để chữa chứng vô sinh… Việc đặt vòng tránh thai cũng có thể là một nguyên nhân.

Chửa ngoài dạ con có nguy cơ làm vỡ vòi trứng và băng huyết ngay trong ổ bụng.

Triệu chứng chửa ngoài dạ con

Người đã chậm thất kinh nguyệt từ 10 tới 30 ngày, bỗng thấy đau dữ dội ở bụng kèm theo hiện tượng nôn ói và xuất huyết. Có thể chỉ đau nhẹ, thời gian chậm kinh chưa lâu, có cảm tưởng như sảy thai. Các sự việc xảy ra dồn dập: đau bụng, mặt tái đi, toát mồ hôi, người như bị sốc chỉ trong vài phtus.

Những việc cần làm khi bị chửa ngoài dạ con

Nếu thấy người mang thai mặt tái, chóng mặt, toát mồ hôi cần gọi cấp cứu ngay. Nếu chỉ có những dấu hiệu không rõ ràng, nên tới bác sĩ ngay để được chỉ dẫn.

Chuẩn đoán và điều trị chửa ngoài dạ con

Khi khám phụ khoa cho bệnh nhân, bác sĩ thường hay dùng ngón tay ấn vào điểm nào đó làm cho bệnh nhân thấy đau, đồng thời cũng chú ý tới những biểu hiện của cơ thể bệnh nhân bị thiếu máu.

Để xác định bệnh rõ ràng hơn, bệnh nhân còn được yêu cầu đi siêu âm và làm xét nghiệm về hormon.

Nếu có hiện tượng xuất huyết nhiều, cần phải mổ ngay để cấp cứu. Nếu tình trạng bệnh không nguy kịch, bác sĩ có thể dùng phương pháp nội soi có gây mê để quan sát tình trạng của vòi trứng, hút phôi thai và máu ra, khâu lại vòi trứng hoặc cát bỏ vòi trứng nếu vòi đã bị hư không chữa trị được.

Sau khi đã điều trị khỏi, bệnh nhân vẫn có thể bị chửa trứng ở lần thụ thai sau nếu không có sự điều trị triệt để.

Đau bụng dưới

Nguyên nhân đau bụng dưới

Có rất nhiều yếu tố gây các cơn đau bụng dưới (hạ vị) ở phụ nữ. Để tìm ra nguyên nhân, người bệnh cần chú ý đến tính chất của đau (vị trí, hướng lan tỏa, mức độ) và thời điểm xuất hiện cơn đau.

Các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đó là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc thuốc chống co thắt cơ như Phloroglucino (spa sfon) hoặc dùng các thuốc chống viêm không streroid, thuốc chống thụ thai thường uống theo đơn của bác sĩ.

Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. Đôi ki cơn đau này kém với rong huyết (máu rỉ từ âm đạo), thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau. Nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thfi có thể đau do nang ở buồn trứng, cần đi khám phụ khoa.

Đau xuất hiện trước khi hành kinh: Là một dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt. Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc. Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng có sự giảm tiết progesteron, một hormon có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.

Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc nội mạc tử cung. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi ở những người không có khả năng sinh đẻ.

Đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Cơn đau có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân được làm một số thủ thuật chuyên khoa, chẳng hạn làm đông máu bằng điện cao tần ở cổ tử cung hoặc sinh thiết, lấy một mẩu mô quanh tuyến ở cổ tử cung để khảo sát  các tế bào ở lớp niêm mạc. Ở các trường hợp này, đau thường kèm rối loạn kinh nguyệt (bởi cổ tử cung bị hẹp do các thủ thuật trên).

Cơn đau xuất hiện do quan hệ nam nữ: Đó là do giao hợp, khó phân biệt do nhân tố tâm lý hay do tổn thương ở bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Thường nghĩ nhiều đến nhân tố tâm lý (không thích thú, sợ, bị cưỡng ép) khi đau xuất hiện sớm, ngay cả khi chỉ mới bắt đầu. Nếu đau ở nông thì có thể tổn thương thực thể, ví dụ như người phụ nữ vừa mới làm thủ thuật mở rộng lỗ âm hộ để dễ dàng sinh con; hoặc bệnh viêm âm đạo – âm hộ do nấm; hoặc trường hợp teo tử cung sau mãn kinh… Quan hệ nam nữ có thể hoàn toàn không thực hiện được nếu bị viêm âm đạo bởi các cơ khép lỗ âm hộ đã co thắt hẹp lại.

Sau khi sinh con, sản phụ có thể đau dữ dội, ở sâu, thuộc vùng bụng dưới. Đó là trường hợp tử cung bị gập ra sau, cổ tử cung di động bởi mạng bụng bị rách sau sinh. Khám sản khoa sẽ xác định được nguyên nhân này.

Đau do nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục phía trong (buồng trừng, vòi trứng…). Thường nghĩ đến tường hợp này nếu bệnh nhân đã có lần tiếp xúc với nguyền bệnh hoa liễu. Khám bằng mỏ vịt sẽ thấy mủ rỉ ra từ lỗ tử cung. Bệnh nhân sẽ thấy đau hơn nếu trong khi khám có di chuyển tử cung. Các phần phụ (buồng trứng, vòi trứng) đôi khi tăng kích thước. Cần làm các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Các trường hợp đặc biệt cần chú ý: Nếu như thời điểm xuất hiện đau không xác định được là trước, giữa hay sau lúc hành kinh, không đau do giao hợp, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (ra khí hư) thì đau bụng dưới có thể do tử cung ở vị trí bất thường (không ở bụng dưới mà cao hơn, thường ở dưới các gai chậm sau trên). Đau do tử cung lệch lên phía trên khiến dễ chuẩn đoán nhầm với đau ở đường tiêu hóa. Cũng do vị trí bất thường của ruột thừa mà khi viêm ruột thừa, bệnh nhân lại thấy đau ở bụng dưới, và nhiều khi tưởng là đau ở bộ phận sinh dục.

Một số lớn các bệnh phụ khoa như tử cung quặt ra sau, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… rất ít khi gây đau nếu không có biến chứng (chảy máu, nhiễm khuẩn). Để điều trị kịp thời các trường hợp khó nhận biết trên, các bác sĩ phụ khoa thường khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần.

Các chương khác

[post_connector_show_children slug=”chuong” parent=”2897″ link=”true” excerpt=”false”]

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon