Bà bầu có nên ăn rau ngót? Ăn rau ngót có sảy thai không?

Rau ngót là loại rau cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn rau ngót? Ăn rau ngót có sảy thai không? là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu bài viết sau đây để tìm lời giải đáp chính xác cho vấn đề này bạn nhé! 

Mục lục

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót được trồng bằng thân, mọc nhanh và dễ sống, ít sâu bệnh. Mọi người thường sử dụng để nấu canh thịt, canh xương, tôm… Trong 100 gram rau ngót sẽ cung cấp: 

Bà bầu có nên ăn rau ngót? Ăn rau ngót có sảy thai không?
Bảng thành phần giá trị dinh dưỡng có trong rau ngót
  • Rau ngót tính lành, thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn….
  • Là nguồn chất xơ quý giúp ruột tiêu hóa dễ dàng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch.
  • Hàm lượng protid cao lên đến 5,3/100gram, tốt cho sức khỏe.
  • Hàm lượng vitamin A, vitamin C trong rau ngót cao hơn cả các loại quả như cam, bưởi, chanh….

Tác dụng của rau ngót trong việc chữa bệnh

  • Chữa tưa lưỡi: Lấy 10 gram rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, dùng bông thấm để đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng cho bé
  • Trẻ em sốt, nóng: Lá rau ngót rửa sạch giã nát lấy nước cho trẻ uống, phần bã đắp vào thóp của trẻ
  • Giúp thải độc, thanh nhiệt: Dùng uống tươi hoặc nấu canh để sử dụng
  • Nám da: Người lớn xay lá rau ngót uống hàng ngày, hoặc có thể giã rau ngót, thêm chút đường đắp lên vùng da bị nám từ 20-30 phút rồi rửa sạch
  • Lợi sữa cho mẹ sau sinh: Rau ngót giúp tăng lượng sữa nhờ hợp chất sterols có tính chất estrogen. Phụ nữ sau sinh sử dụng canh rau ngót hàng ngày sẽ giúp thanh lọc giải độc, lợi tiểu, điều chỉnh nồng độ cholesterol, giàu đạm thực vật và chất xơ cần thiết.
  • Giảm cân: Nấu canh hoặc xay lấy nước uống hàng ngày vì trong 100g rau ngót chứa 36 lalori, ít lipit và gluxit nhưng lại nhiều protein nên phù hợp với người đang giảm cân, bị tiểu đường hay có vấn đề về tim mạch.
  • Chữa sót nhau thai: Dùng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy bát nước 100-200ml, ngày uống 2-3 lần, uống từ 7-10 ngày

Xem thêm bài viết: Massage bầu trong thai kỳ có tốt cho thai nhi?

Bà bầu có nên ăn rau ngót? Ăn rau ngót có sảy thai không?
Rau ngót cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Bà bầu có nên ăn rau ngót không?

Bà bầu có nên ăn rau ngót không còn phụ thuộc vào thể trạng, từng giai đoạn mang thai cụ thể. Với nhiều thành phần dinh dưỡng cao, rau ngót được xếp vào danh sách các loại rau tốt cho bà bầu.

Đặc biệt, trong thai kỳ nếu bị tiêu chảy, táo bón, ăn rau ngót là cách tốt nhất để đẩy lùi tình trạng này.

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu tuyệt đối không ăn rau ngót. Bởi trong rau ngót có chứa một hàm lượng lớn Papaverin gây co thắt tử cung.

Sau kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, chị em phụ nữ mang thai vẫn sử dụng rau ngót để nấu canh, luộc như bình thường. Tuy nhiên, hãy lựa chọn rau ngót tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với những mẹ có tiền sử sinh non, sẩy thai, thụ tinh trong ống nghiệm có được ăn rau ngót? Các trường hợp này, nên hạn chế ăn rau ngót để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Mang bầu mấy tháng được ăn rau ngót?

Như đã nói ở trên, 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn rau ngót. Bởi, loại rau này sẽ dẫn đến tình trạng co thắt tử cung, sảy thai. Theo các chuyên gia khuyến cáo, từ tuần thai thứ 14 đến 40, bà bầu nên duy trì thói quen ăn rau ngót hàng tuần.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu gram rau ngót mỗi lần?

Chuyển qua kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3, mẹ hãy bắt đầu với các món canh rau ngót, rau ngót luộc. Lưu ý, thực hiện nghiêm túc việc nấu chín để bảo vệ sức khỏe.

Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên duy trì ăn rau ngót từ 2-3 lần. Mỗi lần chỉ dao động từ 20 gram đến 30 gram là cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý những gì?

Bà bầu ăn nhiều rau ngót có được không?

Dù là bất cứ thực phẩm nào, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quá tải cho cơ thể. Bà bầu ăn quá nhiều rau ngót sẽ dẫn đến những tình trạng nguy hiểm sau:

Nguy cơ sảy thai

Trong rau ngót tươi có chứa một lượng papaverin – thành phần khuyến cáo không tốt cho bà bầu. Phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều rau ngót sẽ dẫn đến tình trạng gây co thắt tử cung.

Cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho

Ăn rau ngót nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Gây mất ngủ

Bà bầu nếu ăn quá nhiều (150gram) rau ngót trong thời gian dài gây mất ngủ, khó thở và kém ăn.

Bà bầu có nên ăn rau ngót? Ăn rau ngót có sảy thai không?
Bà bầu có nên ăn rau ngót không? Lưu ý không ăn rau ngót 3 tháng đầu thai kỳ

Gợi ý một số loại rau tốt cho bà bầu 

Dưới đây là danh sách các loại rau xanh tốt cho bà bầu, cùng tham khảo ngay nhé!

Súp lơ xanh

Giúp ngăn ngừa biến chứng thai kỳ như chuột rút, loãng xương, thiếu máu… Vì trong súp lơ xanh cung cấp nhiều khoáng chất như axit folic, magie, photpho….

Cải thìa

Bà bầu nên ăn rau gì trong thai kỳ? Hàm lượng chất sắt cao có trong cải thìa giúp giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ, kháng viêm hiệu quả. 

Rau chân vịt

Trong loại rau này chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và vitamin A, C, E, K, canxi, magie, sắt… giúp phát triển hệ xương và não bộ thai nhi.

Đậu bắp

Là loại rau tốt cho sức khỏe của bà bầu. Cứ 1 gram đậu bắp sẽ cung cấp 36.5 gram axit folic, chất xơ. Những hợp chất này đặc biệt tốt cho bà bầu thường xuyên bị táo bón.

Ngoài ra, hàm lượng calo thấp có trong đậu bắp hỗ trợ phụ nữ mang thai giải quyết tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Atisô

Atisô rất giàu choline, folate, magiê, chất xơ, ít béo và cholesterol. Đây là những hợp chất chống nguy cơ khuyết tật cho thai nhi, ngăn ngừa trẻ sinh ra bị nhẹ cân, giảm táo bón, giảm căng cơ, chuột rút cho bà bầu hiệu quả.

Rau cần

Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp…

Bên cạnh đó, rau cần có tác dụng giảm ho, kháng nấm, chống viêm, giảm đường.. Bà bầu ăn rau cần thường xuyên cũng là cách cải thiện hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể.

Bài viết trên đã giải thích thắc mắc của các mẹ “ Bà bầu có nên ăn rau ngót không?” Trong suốt quá trình thai kỳ của mình, chế độ ăn uống cho mẹ bầu đặc biệt cần được coi trọng. Mẹ hãy tham khảo và nghe tư vấn thêm qua lời bác sỹ để có một thực đơn ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng cho mình và bé nhé.

Bảo Hà Spa – Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tiêu chuẩn 5 sao.

Hotline: 0972120818

Facebook: Bảo Hà Spa

Youtube: Bảo Hà Spa

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   

3 thoughts on “Bà bầu có nên ăn rau ngót? Ăn rau ngót có sảy thai không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon