Những thay đổi của mẹ và thai nhi khi mang thai 21 tuần tuổi

Thai nhi 21 tuần tuổi đã nặng gần 360 gram với các đường nét rõ ràng trên khuôn mặt như: mắt, môi, lông mày,… Vậy những thay đổi cụ thể của mẹ và thai nhi trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ này như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Mục lục

Thai nhi 21 tuần tuổi thay đổi như thế nào?

Tính ở thời điểm 21 tuần tuổi, bé lúc này sẽ nặng khoảng 360 gram, độ dài khoảng 26,7 cm tính từ đầu đến gót chân. Thoạt nhìn thì trông có vẻ thai nhi như một con búp bê bé nhỏ nhưng làn da của bé vẫn còn nhăn nheo.

Lúc này em bé của bạn đang hình thành thêm một chất quan trọng trong phổi là Surfactant – một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay từ khi bé còn lọt lòng. Nếu trong những trường hợp người mẹ chuyển dạ sớm thì cần được bổ sung và tiêm thêm Steroid để hỗ trợ cung cấp chất Surfactant cho thai nhi.

Qua hình ảnh siêu âm, bạn cũng nhìn rõ hơn phần khoang tim, mạch máu chính ở tim của bé. Mặc dù còn rất nhỏ thôi, nhưng những cơ quan này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác trên cơ thể của bé.

Mang thai tuần thứ 20, bé yêu của bạn đã có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng trở lại nếu có tiếng ồn lớn đột ngột. Những tác động từ phía bên ngoài môi trường như: tiếng đóng sầm cửa, tiếng chó sủa hay tiếng khởi động xe cũng đủ khiến bé giật mình và đạp mạnh.

Bước sang kỳ tam cá nguyệt thứ hai này, bé yêu của bạn cũng cử động được tất cả các cơ, thậm chí còn nhiều động tác hơn nữa. Lúc này, mẹ cũng cảm nhận được rằng bé ngày càng phát triển.

Phần ruột của bé đã phát triển đủ để giúp thai nhi hấp thụ một lượng nhỏ các loại đường có trong chất lỏng. Chất lỏng này sẽ đi qua hệ thống tiêu hóa của ruột già. Tuy nhiên, hầu hết các chất dinh dưỡng cho bé từ tuần thứ 21 vẫn được cung cấp qua nhau thai.

Gan và lá lách của thai nhi ở tuần thứ 21 sẽ chịu trách nhiệm cho việc sản xuất tế bào máu. Riêng phần tủy xương sẽ được phát triển để đóng góp cho sự hình thành tế bào. Tủy xương sẽ trở thành cơ quan chính sản xuất tế bào máu tính từ tháng 9 và sau khi sinh. Còn lá lách sẽ ngừng sản xuất tế bào máu ở tuần thứ 30 của thai kỳ, gan sẽ ngừng sản xuất một vài tuần trước khi sinh.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ vào tuần mang thai thứ

Về cơ thể của mẹ

Tương tự như mang thai tuần 20, cõ lẽ trong tuần này mẹ vẫn đang cảm thấy khá thoải mái. Bởi, bụng của mẹ chưa quá lớn, những khó chịu giai đoạn “ốm nghén” cũng không còn. Tuy nhiên, mẹ sẽ bắt đầu đối mặt với những vấn đề về sức khỏe khác khi mang thai tuần thứ.

Lúc này, bạn sẽ có cảm giác thật khó chịu ở chân! Tình trạng tê bì tay chân hay chuột rút chân sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Triệu chứng chuột rút chân khi mang thai tuần thứ 21 là do mẹ bầu thiếu canxi, ma-gie hoặc muối trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Để trị bệnh hiệu quả, mẹ bầu cần cung cấp đủ nước, massage kết hợp ngâm chân mỗi tuổi và tập một vài bài thể dục thư giãn trước khi đi ngủ vào buổi tối.

Thêm nữa, trong giai đoạn mang thai này, bạn cũng có cảm giác như bị kim chích. Đây là do hội chứng ống cổ tay, nghẽn dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay. Thêm nữa, chứng đau đầu trong tuần mang thai thứ cũng sẽ tăng tần suất xuất hiện. Thủ phạm chính của triệu chứng đau đầu vẫn là hooc môn thai sản. Vì thế, khi cảm thấy đau đầu bạn hãy nằm thư giãn và đắp một chiếc khăn mát lên mắt hoặc có thể ăn một chút thức ăn nhẹ. Nếu tình trạng đau đầu liên tục kéo dài thì mẹ bầu nên đến tìm trực tiếp bác sĩ ngay.

Phần dịch âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn. Dịch âm đạo trong suốt thai kỳ sẽ có màu trắng, trong, lỏng và không mùi. Tuy nhiên, nếu các thai phụ liên tục dùng băng vệ sinh hằng ngày dễ khiến vi khuẩn phát triển. Vì thế, các mẹ nên hạn chế dùng băng vệ sinh hằng ngày là cách tốt nhất.

Tuần thai kỳ 21 này, những cơn co thắt không đau chủ yếu diễn ra ở trên của tử cung. Bạn có thể cảm nhận những cơn co thắt tử cung rõ ràng sau khi tập thể dục, cúi gập người và quan hệ tình dục.

Đặc biệt trong giai đoạn này các vết rạn da sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nguyên nhân do thai nhi càng phát triển, da của mẹ bầu bị kéo dãn trong thời kỳ mang thai, trở nên mỏng và dễ ngứa hơn. Càng về cuối thai kỳ và sau sinh các vết rạn da lại càng rõ, hằn trên da. Các nốt mụn trứng cá, thâm rạn da cũng xuất hiện nhiều hơn do sự gia tăng lượng dầu trên da ngày càng nhiều.

Về cảm xúc của mẹ

Bước sang tuần mang thai thứ 21 này, tất cả các mẹ bầu đều có chung tâm lý háo hức và hồi hợp. Cảm giác gắn kết giữa mẹ và bé ngày càng rõ nét hơn. Tuy  nhiên đây lại là khoảng thời gian “khủng hoảng” của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ mới mang thai lần đầu. Bởi, mẹ bầu chưa kịp thích ứng được với những thay đổi về sức khỏe, nhan sắc và cảm xúc khi mang thai tuần thứ này. Lại thêm, việc kiểm tra sàng lọc thai nhi vài tuần trước đó đôi khi phát hiện thêm những điều đáng lo ngại. Mẹ hãy chia sẻ những khó khăn trong quá trình mang bầu với chồng, với những người thân yêu của mình nhé! Đừng nên giữ những chuyện buồn trong lòng vì rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Những việc cần làm khi mang bầu tuần thứ 21

Dù rất mệt mỏi và căng thẳng, mẹ bầu hãy nhớ tập duỗi thẳng người trước khi ngủ hoặc kê thêm một cái gối phía dưới chân. Như vậy vừa giúp mẹ bầu giảm đau nhức mỏi vừa dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.

Khi mang bầu các mẹ sẽ nhận thấy thời gian trôi đi rất nhanh. Trước khi khoảng thời gian ấy vụt đi, hãy lưu giữ lại quá trình mang thai của mình thật khỏe mạnh, thật đẹp bằng những bộ ảnh bầu hay album ảnh siêu âm của con. Để những năm tháng sau qua đi, con của mẹ sẽ ngạc nhiên và cảm thấy thích thú với hình ảnh của mình khi còn bé.

Việc đi siêu âm, khám thai định kỳ rất quan trọng. Vì thế các mẹ đừng quên bỏ qua bước kiểm tra tiền sản hàng tháng nhé. Việc siêu âm hàng tháng vừa giúp mẹ tiện theo dõi sự phát triển toàn diện của con, vừa ngăn ngừa và phát hiện những dấu hiệu bệnh sớm.

Ngoài ra, để giảm đau nhức lưng hông, mỏi cổ vai gáy hay tê bì, phù nề tay chân trong thai kỳ, các mẹ có thể đăng ký một gói dịch vụ chăm sóc bầu tại nhà hoặc tại Spa đều được. Tại Spa bầu, chuyên viên sẽ chăm sóc, massage trị liệu các bộ phận trên cơ thể cho mẹ, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện nhất. Đồng thời, việc massage chuẩn Nhật kết hợp với những sản phẩm chăm sóc 100% Organic giúp nuôi dưỡng làn da khỏe, sáng mịn và loại bỏ mụn nám, vết thâm sạm và ngăn ngừa các vết rạn da hiệu quả.

Tuy nhiên khi lựa chọn dịch vụ chăm sóc bầu cũng như chăm sóc sau sinh, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý. Hãy tìm những Spa bầu, Spa sau sinh uy tín, có liệu trình chăm sóc bài bản, chuyên sâu, chuyên viên chăm sóc có tay nghề, kinh nghiệm. Như vậy mới đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển toàn diện, mẹ bầu cũng nên suy nghĩ về việc đăng ký thêm một lớp học tiền sản. Thông qua lớp học tiền sản, mẹ sẽ hiểu thêm về quá trình mang thai và làm bạn, cùng chia sẻ những khó khăn cũng như thử thách khi làm mẹ với các bà mẹ khác.

Việc bạn và chồng cùng nói chuyện với con rất cần thiết. Bởi, bước sang tháng thứ 5 bé đã hoàn toàn cảm nhận được những tác động từ phía bên ngoài.

Những thay đổi của mẹ và thai nhi khi mang thai 21 tuần tuổi
mang thai 21 tuần bé nhà bạn sẽ to cỡ vài củ cà rốt

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ?

Từ tuần thứ 21 trở đi việc duy trì thói quen khám bác sĩ sẽ trở thành thói quen cực kỳ tốt cho mẹ. Dưới đây là danh sách các mục xét nghiệm mẹ cần biết khi đi khám thai:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra lượng nước tiểu để đo đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim thai của bé
  • Đo kích thích tử cung để xem nó có tương quan với ngày sinh nở hay không
  • Kiểm tra độ sưng, phù nề ở tay, chân và việc giãn tĩnh mạch ở chân
  • Chuẩn bị một danh sách câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận để nói với bác sĩ

Mẹ bầu mang thai tuần nên ăn gì để con vừa khỏe mạnh vừa thông minh?

Cá diếc hầm đặc biệt tốt cho não bộ và sự phát triển của bé

Các mẹ biết không, từ lâu cá diếc đã nổi tiếng là loại cá giàu axit béo và omega – 3. Đây là những dưỡng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển về não bộ, thị giác cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đặc biệt, bên trong cá diếc cũng có ít chất béo bão hòa, nhiều vitamin D, protein tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Cách làm cá diếc thơm ngon, bổ dưỡng cho bé

Nguyên liệu:

  • Cá diếc tươi: 200 gram
  • Măng khô trắng: 50 gram
  • Nấm hương: 50 gram
  • Mỡ heo chín: 40 gram
  • Hành lá, gừng, muối, hạt tiêu

Cách làm:

  • Cá diếc tươi bỏ vảy, nội tạng, sau đó rửa sạch
  • Dùng nước ngâm cho nấm hương nở ra, cắt hết phần cuống sau đó rửa sạch và cắt khúc hoặc cắt sợi đều được
  • Măng khô cắt sợi
  • Cho mỡ vào nồi đun nóng, sau đó chiên sơ 2 mặt của cá
  • Cho nước sạch vào nồi, sau đó cho cá, nắm hương, măng khô trắng, hành, gừng vào rồi dùng lửa lớn đun sôi
  • Cho đến khi cá chín rồi hạ nhỏ bếp rồi cho bột ngọt vào

Giò bò hầm nấm hương giúp mẹ tác động tuyến sữa, nhanh phục hồi sau sinh

Chân giò là món ăn thơm ngon có mặt nhiều trong các bữa cơm của chị em phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai. Trong chân giò có chứa nhiều canxi, sắt, vitamin A, B, C và protein tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời món ăn này còn kích thích, tác động trực tiếp đến tuyến sữa, giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh.

Chuẩn bị nguyên liệu: chân giò rút xương 800 gram, nấm hương: 15 cây, hạt tiêu, hành lá, lá chuối, gia vị

Cách thực hiện:

  • Nấm hương đem rửa sạch, cắt bỏ cuống và ngâm với nước cho nở
  • Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ
  • Chân giò rửa sạch, lọc thịt bên trong và đem băm nhuyễn. Sau đó, đem phần thịt vừa băm trộn với hành khô, nêm vừa miệng. Để trong 30 phút cho ngấm gia vị
  • Nhồi thịt vào trong chân giò sau đó gói lại bằng lá chuối
  • Đem chân giò luộc trong 45 phút. Khi chân giò chín thì vớt ra và để ráo.

Cháo lươn giúp mẹ bầu hạn chế mệt mỏi khi mang thai

Trong suốt những tháng thai kỳ, đa phần các mẹ bầu đều rất yêu thích món cháo lươn. Món ăn đặc biệt thơm ngon này giúp kích thích khẩu vị ăn của mẹ. Đồng thời nó giúp mẹ hạn chế tình trạng chảy máu cam.

Đặc biệt, lươn có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp mẹ duy trì nhưng hoạt động bình thường của bà bầu. Nếu mẹ bầu đã quá chán với việc ăn thịt, ăn cá quá nhiều hằng ngày thì cháo lươn chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Nguyên liệu:

  • Lươn tươi : 300 ram
  • 1 bát gạo tẻ + 1 nắm gạo nếp
  • Nước hầm xương hoặc nước luộc thịt gà
  • Hành khô, hạt tiêu, rau răm

Cách thực hiện:

  • Lươn làm sạch nhớt, luộc chín sau đó gỡ lấy phần thịt và cục máu trong bụng con lươn
  • Đem lươn đã làm sạch cho vào chảo phi với hành thơm và cho thêm chút gia vị
  • Phần xương còn lại của lươn thì đem giã nát rồi lọc lấy nước rồi hòa cùng gia vị để nấu cháo
  • Khi cháo chín thì thả thịt của lươn đã xào vào trộn đều lên
  • Rau thơm thái nhỏ, khi nào ăn thì rắc cho vào cháo
Những thay đổi của mẹ và thai nhi khi mang thai 21 tuần tuổi
Thực phẩm dành cho bà bầu 21 tuần

Nguyên tắc đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tuần thứ

Không chỉ riêng tuần mang thai thứ mà trong suốt 40 tuần thai, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn kiêng. Đừng vì sợ khi mang bầu lên cân nhiều, sợ béo mà ăn kiêng. Như vậy sẽ không tốt cho cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, cân đối để thai nhi trong bụng của mẹ có thể ra đời một cách khỏe mạnh, toàn diện nhất.

Thay vì ăn 3 bữa chính như thường ngày, mẹ bầu có thể chia thành 6 bữa ăn nhỏ trong ngày để cho hệ tiêu hóa có thể làm việc dễ dàng, hạn chế cảm giác khó chịu như ợ nóng, táo bón hay đầy hơi khi ăn uống.

Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

 

Mẹ sau sinh hạnh phúc

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 39 bước trị liệu

110 phút / buổi

xem chi tiết

 

Da trắng dáng thon

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)

03 liệu trình - 33 bước trị liệu

90 phút / buổi

xem chi tiết

 

Phục hồi eo bụng

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)

Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)

02 liệu trình - 11 bước trị liệu

60 phút / buổi

xem chi tiết

Bài viết mới

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Bảo Hà Spa
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon