Băng huyết là hiện tượng ra máu ở bộ phận sinh dục nữ với số lớn. Hiện tượng băng huyết sau sinh hay còn gọi là ra máu sản hậu. Đây là tình trạng tai biến sản khoa nặng. Nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở mẹ sau sinh. Băng huyết sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực để phòng băng huyết sau sinh.
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến các mẹ bị băng huyết sau sinh, bao gồm:
+ Do đờ tử cung (tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã được lấy ra): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các yếu tố có thể dẫn đến bị đờ cổ tử cung bao gồm:
– Chất lượng cơ của tử cung kém: do người mẹ sinh nhiều lần, hoặc do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng.
– Tử cung quá căng: do người mẹ mang thai đôi hoặc thai ba… Nước ối quá nhiều và con to.
– Do chuyển dạ kéo dài.
– Bị nhiễm trùng ối.
– Thai phụ bị suy nhược và thiếu máu.
+ Do bất thường của bánh rau:
– Khi diện tích bánh rau lớn, đến lúc bị bong ra. Nó sẽ gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai.
– Rau bám có hiện tượng bất thường: Rau tiền đạo và rau bám thấp…dẫn tới chảy máu nhiều.
– Hiện tượng băng huyết sau sinh do rau không bong được.
+ Bị tổn thương đường sinh dục:
– Vỡ tử cung hay rách cổ tử cung và âm đạo. Nó cũng có thể xảy ra trong các trường hợp đẻ thường. Nhưng các biến chứng này thường xuất hiện nhiều hơn trong ở các trường hợp đẻ khó. Ví vậy nên cần can thiệp thủ thuật.
– Một số trường hợp đẻ quá nhanh hoặc đẻ rơi cũng có thể dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.
+ Bị rối loạn đông máu: điều này thường xảy ra trong các trường hợp như: rau bong non, thai lưu, tắc mạch ối, nhiễm trùng…
Phụ thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức. Việc cầm máu có tích cực hay không mà băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau như:
– Thiếu máu và viêm tắc tĩnh mạch.
Dấu hiệu của băng huyết sau sinh
Dưới đây là một số dấu hiệu để các mẹ nhân biết được hiện tượng băng huyết sau sinh:
– Chảy máu từ đường sinh dục: Sản phụ sẽ bị chảy máu từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Lượng máu chảy ra ngoài cũng có thể nhiều hoặc ít. Máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, và có hình dạng máu cục hoặc máu loãng.
– Máu chảy ứ trong buồng tử cung sẽ làm tử cung tăng thể tích: Đáy của tử cung lên cao dần, tử cung cũng to ra theo bề ngang và mềm nhão. Bạn sẽ không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.
– Nếu khi xét nghiệm máu xuất hiện hồng cầu giảm, hemoglobin, huyết sắc tố, và rối loạn đông máu, chứng tỏ bạn bị băng huyết sau sinh…
– Tùy thuộc lượng máu bị mất. Sản phụ cũng có thể bị tụt huyết áp, mặt xanh tái, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh…
Tác hại của băng huyết với chị em sau khi sinh
Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không. Hiện tượng bị băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:
– Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.
– Là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản.
– Biến chứng lâu dài: thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh). Không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.
Cách phòng tránh hiện tượng băng huyết sau sinh
– Thực hiện tốt các kế hoạch hóa gia đình, không đẻ dày hoặc đẻ nhiều. Các mẹ đặc biệt không phá thai ảnh hưởng đến dạ con.
– Khi có thai: Nên đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế. Điều này giúp phát hiện sớm yếu tố nguy cơ.
– Uống viên sắt và acid folic trong suốt thời kì mang thai để có thể phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho hiện tượng băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra những biến chứng nặng hơn.
– Nếu hiện tượng băng huyết sau sinh xảy ra. Các mẹ cần phải nhanh chóng tiến hành thực hiện các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực. Đồng thời , kết hợp kiểm tra nguyên nhân và tiến hành điều trị song song.
– Phòng ngừa nhiễm trùng ối.
– Tránh chuyển dạ kéo dài, sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ.
– Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có. Cần xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu…
– Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau.
– Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật giúp sinh. Kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ.
Trên đây là những dấu hiệu cũng như các cách phòng tránh và các thông tin liên quan về hiện tượng băng huyết sau sinh. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ. Chân thành cảm ơn và chúc các mẹ luôn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.
Các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa
Mẹ sau sinh hạnh phúc
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 850.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 39 bước trị liệu
110 phút / buổi
xem chi tiếtDa trắng dáng thon
Ưu đãi 20%
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 650.000 VNĐ (tại nhà)
03 liệu trình - 33 bước trị liệu
90 phút / buổi
xem chi tiếtPhục hồi eo bụng
Ưu đãi 15%
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại spa)
Giá buổi lẻ: 450.000 VNĐ (tại nhà)
02 liệu trình - 11 bước trị liệu
60 phút / buổi
xem chi tiếtChăm sóc phục hồi sức khỏe sau sinh
Chăm sóc giảm eo, giảm mỡ thừa sau sinh
Chăm sóc da mặt điều trị thâm sạm, mụn nám
Bài viết mới
Bệnh Achalasia thực quản
Nguyên nhân gây ra Achalasia thực quản do cơ vòng dưới của thực quản (lower [...]
Mẹ sau sinh mổ nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú?
Không phải cứ bổ sung nhiều dưỡng chất, ăn nhiều món sơn hào hải vị [...]
Những điều cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 39? Bảo Hà Spa
Mang thai tuần thứ 39 là lúc thai nhi đã phát triển toàn diện và [...]
7 tác dụng của dầu tràm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ nên biết
Trên thực tế dầu tràm có nhiều công dụng với trẻ nhất là trẻ sơ [...]
Bà bầu có nên ăn rau ngót? Ăn rau ngót có sảy thai không?
Rau ngót là loại rau cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức [...]
MC Hương Giang hạnh phúc khoe bụng bầu 9 tháng
Đang ở tháng cuối thai kỳ, người đẹp Truyền hình Công an nhân dân vẫn [...]